Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Nghệ thuật tạo hình thân cây cảnh Bonsai (phần 1)

Việc tạo hình dáng cho thân cây cảnh liên quan đến xu thế phát triển toàn bộ cây cảnh. Nó còn quyết định đến kiểu dáng kết cấu cho toàn bộ tác phẩm. Hình thế của mỗi cây mỗi khác, muôn mình muôn vẻ không cây nào giống cây nào. Đồng thời, hình thế của mỗi cây lại có cấu hình khác nhau, người làm cây cảnh phải dựa theo cấu tạo cơ sở mà sáng tạo thêm để có một tác phẩm hoàn chỉnh. Dưới đâhy là 11 kiểu thế thân cây cơ bản :


nghe thuat cay canh bonsai


1. Thân đứng

Thân cây cơ bản đứng thẳng bám rễ vào đất mà vươn cao, hình thế đơn giản, thẳng ngay khỏe khoắn, cho ta cảm giác hiên ngang không chịu khuất phục, hướng vươn hùng dũng. Những cây cảnh loại này được chào giá rất cao ở những nơi mua bán cây cảnh Bonsai :

- Kiểu béo mập

Có phong độ đại tướng, hiện rõ vẻ già dặn, khỏe khoắn, ổn định vững chãi. Phần gốc phình to, toàn cây có xu hướng vươn thẳng, có xu thế gia tăng lực đối kháng ép chặt xuống đất. Mở to góc độ ở ngọn nhưng lại giảm động lực vươn lên của toàn cây, tạo ra thế ổn định chắc chắn. Đây là kiểu thân cây thuộc trường phái “Lĩnh Nam TQ”.

- Kiểu tráng kiện

Biểu hiện diện mạo tinh thần phong hoa thẳng thắn, hướng phấn đấu ngoan cường. Toàn cây khỏe khoắn vươn lên. Phần thân cây nhỏ dần từ gốc lên ngọn, đường nét tự nhiên thư thoáng, phần ngọn tương đối nhỏ tạo thành một khối thống nhất vươn lên chọc trời xanh.

- Kiểu thanh tú

Thân cây vươn thẳng lên trên, phía gốc và phía ngọn, đường kính chênh lệch không nhiều, khó có sự so sánh theo tuyến dọc ngang. Vì vậy, có xu hướng ổn định về lực, cho ta hiệu quả thanh thoát nhẹ nhàng mềm mại nhưng chắc chắn.

2. Thân ngả

Thân cây đứng ở thế ngả, toàn bộ trọng tâm chuyển ra ngoài thân cây. Thân cây không vuông góc với mặt đất, trọng tâm lệch làm mất thế ổn định, nhờ đó tạo ra thế sinh động, tự do phóng túng. Thân ngả các cành phải phối hợp để trả lại thế thăng bằng thành một thể khối kết hoàn chỉnh. Một vài nơi cung cấp cây xanh có dịch vụ tạo hình cây cảnh Bonsai theo dáng này tuy nhiên bạn nên học cách tạo hình do đây là kỹ thuật khó cần thời gian đầu tư chăm bón uốn nắn thân.

- Ngả từ gốc

Thân cây ngả đổ từ gốc, tạo ra thế kiên cường, không gì ngăn cản được, toát lên nội dung “lấy động làm thế cây”.

- Kiểu ngả gấp

Phần gốc thẳng đứng tới một khoảng nhất định thì gập ngả, tạo ra thế động tĩnh, lặng lẽ mà chắc chắn, lấy thế “ổn định để có động”, tạo ra tính cách linh hoạt trong cái ngay thẳng.

- Kiểu quay đầu

Phần ngọn của cây quay ngược lại với hướng toàn thân cây tạo dáng hiên ngang quay đầu lại nhìn sang trái (hoặc phải), nhờ đó tăng thêm lực hướng tâm cho toàn cây, tạo thế vừa cương vừa nhu. Đây là đặc điểm của nghệ thuật lấy “động để tạo thế ổn định”.

- Kiểu gục đầu

Ngọn cây ngả gục tạo thành một góc hung so với thân cây, trông dáng mệt mỏi vô lực như một ông lão say rượu, nửa tỉnh nửa say, tạo ra thế mềm mại, thướt tha, tròn trịa mà chất phác. Đây là thế “lấy động để có tĩnh lặng” phối hợp các cành rủ tạo nên chậu cảnh đẹp (dạng cây liễu rủ).

3. Thân cong

Thân cây cong lượn như hình chữ S, linh hoạt biến đổi trông như rồng lượn nhưng do có thêm các đoạn cong mà làm giảm dần phong cách khỏe chắc. Đây là đặc tính của phong cách “lấy mềm mại mà có độ rắn chắc, lại thanh tú đẹp đẽ”.

- Kiểu cong thẳng

Về cơ bản thân đứng thẳng thỉnh thoảng có đoạn cong cục bộ, uốn cong sang trái sang phải, tạo nên hình thế có khí chất lặng lẽ điềm tĩnh thanh tú mà vươn lên.

- Kiểu cong nghiêng

Hình thế cơ bản là cong nghiêng hướng lên, phá thế cân bằng trên hình vẽ tạo ra thế giằng co về lực kéo, dần hướng khi lên khi xuống, cho ta cảm giác nhẹ nhành, quay vòng tự tại. Thế cây này được dùng cho chậu cảnh kiểu soi bóng nước.

- Kiểu lượn cung

Về cơ  bản thân có hình cung do biến hóa về kháng lực, hướng lực khiến cho thân cây đoạn cúi đoạn ngửa, lực hướng lên chịu ức chế. Tạo ra thế cây trông như con sư tử tỉnh giấc sau khi ngủ, ẩn chứa sức mạnh tựa như cung tên sẵn sàng chờ bắn đi.

- Kiểu rồng lượn

Thân có nhiều đoạn cong hiệu quả của lặp lại này mang kịch tính khá mạnh. Tổng thể lực hướng giảm dần, tạo ra thế bay lượn thư thái tự tạo, thế cây này cho cảm giác một con rồng thiếu khí phách mạnh mẽ.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét