Kỹ thuật ghép cây là một thủ pháp ghép hai thân cây vào nhau, nối cành vào thân cây nhằm mục đích một cây có hai loại quả, một cây có hai loại lá, có hai loại lá, chất lượng quả tốt hơn nhiều, nhiều hơn trước khi ghép… Từ đó đạt nhiều hiệu quả khác về góc độ cây cảnh, cho kết quả cải tạo hình dáng, biến từ cây cao thành cây lùn, nâng cao hiệu quả thẫm mỹ như Ngũ châm tùng ghép với Hắc tùng, Bích đào ghép vào Mao đào…
Điều cần chú ý là cây ghép phải cùng họ, tốt nhất là cùng một giống, ghép cây vào thời gian cây trong thời kỳ phát triển đâm chồi nảy lộc. Phương pháp ghép nổi có nhiều nhưng dù chọn phương án nào cũng phải thực hiện tuần tự ba bước: Cắt và sửa nhẵn mặt ghép, làm mộng ghép để ghép chuẩn và bọc bó cố định.
Dưới đây là một số kỹ xảo ghép nối thường gặp:
1. Ghép thân
Đây là một trong những phương pháp chủ yếu trong kỹ thuật ghép cây.Gốc định ghép không nên to quá, chỉ nên trong khoảng 1,7cm là vừa. Trước hết cắt ngang quanh mặt đất khoảng 5cm, dùng dao sắc chẻ dọc (lệch sang một bên) sâu xuống khoảng 3, 4 cm. Chọn lấy một phôi ghép khỏe có ít nhất 2 chồi lá, không có bệnh, nách mầm đầy đặn, ngắt bỏ phiến lá chỉ để lại cuống, dùng dao sắc cắt mặt vát khoảng 3, 4 cm, khớp thử vào gốc (mặt vát ở phôi ghép nên nhỏ hơn mặt vát gốc cây). Chỉnh đúng hai thứ ăn khớp nhau, dùng dây gai buộc cố định, bên ngoài bọc màng mỏng PVC, lấp phủ kín, đất phần gốc chỉ để nổi trên mặt đất phôi ghép. Thường xuyên tưới ẩm quanh gốc.
2. Ghép cấy
Ghép cấy áp dụng trong trường hợp gốc cây thì to mà mầm ghép lại nhỏ, tỉ lệ tiếp giáp giữa cây với mầm ghép chênh lệch quá lơn. Thao tác như sau:Cưa đứt ngang gốc, lấy dao sắc xẻ ra làm đôi gốc cây, sâu khoảng 3 cm. Chọn lấy hai cành, mỗi cành có từ hai búp lá trở lên, vát chéo rồi cắm vào hai bên, nhằm đảm bảo tỉ lệ sống cho cành ghép. Ghép xong lấy dây gai chằng cố định, vùi đất, hàng ngày tưới ẩm quanh gốc.
3. Ghép áp sườn
Cách ghép này không phải cắt cành mầm ghép để ghép vào gốc cây, cách làm như sau: Trước hết mang chậu cây đến phôi cành định ghép. Dùng dao sắc, gọt lột bỏ vỏ chỗ định ghép (khoảng 1/3 diện tích) chiều dài gấp 4 lần đường kính cành ghép. Công việc này tiến hành cho cây và cành định ghép, áp vào thấy khớp nhau, lấy vải gai bọc lại, cắt bớt một số lá để giảm bớt thủy phần bốc hơi. Khi thấy cây đã sống (cành ghép), cắt đứt phía dưới chỗ cành ghép, còn cây ghép cắt bỏ cành phía trên. Sau khi thấy cây sống bình thường độc lập được coi như thành công.Ưu việt của phương pháp này là cây phôi và cách ghép đều có rễ, nên tỉ lệ sống rất cao. Đây là phương pháp ghép cành an toàn nhất với tỷ lệ sống cao nhất, thường áp dụng cho những cây khó ghép và ưu việt hơn các cách ghép khác. Với một số cây như Tử vi, Kế mộc… có tỉ lệ mau lành các vết thương, lại không cần phải lột vỏ chỗ ghép mà chỉ cần ép sát hai cành, một thời gian sau là chúng dính liền vào nhau.
Ứng dụng phương pháp này ta có thể lấy luôn một cành của chính cây đó, ghép vào chỗ khiếm khuyết làm cho cây cảnh đẹp hơn.
Đối với cây thiếu rễ (hoặc cần bổ sung) cũng có thể áp dụng phương pháp này. Cây được chọn phải cùng họ với nhau. Cây được chọn phải cùng họ với nhau. Trước hết, chọn một cây con (làm mầm ghép) phải phù hợp với nhu cầu của cây mẹ về kích cỡ, chiều mọc. Sau đó lột vỏ hai cây ghép vào nhau, bọc vải lại. Khi thấy vết thương đã lành, cây đã sống được, cắt cây con đi.
4. Ghép mầm
Ghép mầm thường tiến hành vào mùa cây đâm chồi nách (mùa thu). Chọn lấy cành khỏe không có bệnh dinh dưỡng tốt nhất, cắt bỏ phần phiến lá chỉ giữ lại cuống lá, dùng dao chuyên dụng khoét lấy mầm chồi có đường kính khoảng 2cm (lấy mầm lá làm tâm). Với cây phôi định ghép vào, lấy dao rạch một rãnh hình chữ T vào chỗ định ghép trên vỏ (không được chạm vào thân gỗ) lấy mũi dao cẩn thận nậy ra hai bên, rồi đặt mầm vào, lấy vải bọc ngoài để hở phần mầm ghép.Mầm ghép phải thao tác hết sức cẩn thận đúng yêu cầu, tỉ lệ thành công rất cao. Nửa tháng sau, nếu lấy ngón tay chạm nhẹ vào cuống lá của phôi ghép thấy cuống rụng, công đoạn ghép đã thành công.
5. Chiết cành
Chiết cành thường áp dụng cho khâu cần nhân giống cây con trong tạo hình cây cảnh, giảm bớt thời gian trồng cấy. Khi chọn được cành phù hợp với ý đồ tạo hình chuyển cành thành cây. Được tiến hành vào thời kỳ cây phát triển mạnh nhất. Trước khi tiến hành, cần tưới vào đợt phân đoạn cho cây phát triển mạnh. Khi đã chọn được cành khỏe không có sâu bệnh, dùng dao cắt khoanh vỏ một vòng, rạch sâu xuống có chiều dài khoảng 4 lần đường kính khoanh tiếp vòng phía dưới rồi cẩn thận lột bỏ phần vỏ. Lấy một miếng màng PVC vòng quanh thân cành ở phía dưới chỗ bóc vỏ, lấy dây buộc cố định rồi lật ngược lại, dùng chất màu trộn mùn để che kín quanh phần gốc chỗ bị bóc vỏ. Phía trên màng mỏng lấy dây buộc lại, tưới ẩm thường xuyên cho bọc này. Khoảng hơn 1 tháng sau, nhìn qua màng mỏng thấy rễ mọc, cắt ra đêm trồng.Với thủ pháp này có thể ứng dụng để làm cho cây lùn đi.
TAGS: Cưa Cắt Cành, Bộ Ống Làm Vườn Asaki, Kéo Tỉa Cây,...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét