Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Cây cảnh chân chim

Lợi ích sức khỏe cây cảnh chân chim

Cây cảnh chân chim có thể hấp thu các vật chất có hại như Aldehyde formic, thông qua quá trình quang hợp sẽ chuyển hóa chúng thành những vật chất mà cây vốn có, ngoài ra còn có thể lại đi khí bụi dầu mỡ, có tác dụng to lớn trong việc làm sạch không khí.

Cách chăm sóc cây cảnh

Ánh sáng: Ưa bóng bán phần, chỉ cần đảm bảo trong nhà có đầy đủ ánh sáng, mỗi ngày nếu được chiếu sáng khoảng 4 tiếng thì cây sẽ phát triển tốt.

Nhiệt độ: Không chịu được quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp trong khoảng 15 – 250C, mùa đông nhiệt độ không được thấp dưới 50C, nếu không cây sẽ bị rụng lá.

Nước: Thích hợp với  môi trường có độ ẩm không khí cao, độ ẩm của đất tốt, nhưng cũng có khả năng chịu đựng khí hậu khô.

Đất: Trộn đất bùn than, đất mùn và đá trân châu với nhau, thêm một lượng nhỏ phân trộn tổng hợp là được.

 Phân bón: Không ưa bón, mùa hè là thời gian sinh trưởng, nên bón phân một tuần một lần.

Phương pháp nhân giống

Có thể sử dụng phương pháp giâm cành nếu nhân giốn với số lượng nhỏ. Khoảng từ tháng 5 – 7, cắt  lấy một cành cây có khoảng 2 – 3 mắt mầm cắm vào trong chất khoáng (vermiculite), đặt vào nơi râm mát và ẩm ướt, sau một tháng cành có thể mọc ra rễ mới. Nếu nhân giống bằng cánh cắm vào trong nước, có thể đổ đầy nước sạch vào lon coca rỗng, buộc 2 – 3 cành cây chân chim cắm vào trong lon, lấy túi nilong phủ lên là được, sau một tuần cành giâm có thể mọc ra rễ mới dài 0.5 – 1cm.

Không gian trưng bày thích hợp: 

Cây chân chim ưa bóng, thích hợp để bài trí trong phòng khách, phòng đọc sách và phòng ngủ, cũng có thể đặt ở những nơi có mái che như trong sân nhà hoặc trên sân thượng. Là loài cây cảnh phong thủy thích hợp trồng ở trong nhà hoặc làm cây cảnh văn phòng đặt trong công ty.

Ý nghĩa loài cây: Tự nhiên, hòa thuân.

Phòng chống bệnh thường gặp

Bệnh đốm lá, bệnh than: Phun dung dịch Acetic acid 401 kháng khuẩn 10% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
Bệnh nhện đỏ, bệnh bọ trĩ, bệnh sâu đục lá: Phun dung dịch Permethrim 10% pha loãng với ty lệ 1 : 3.000.
Bệnh côn trùng vảy cứng: Phun dung dịch Omethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Cây cảnh lan ý

 



Bí mật sức khỏe cây cảnh lan ý

Cây cảnh lan ý có thể hấp thu những chất khí thải ra trong quá trình hô hấp của con người, như amoniac và acetone. Khi bài trí ở trong nhà, nó có thể lọc đi khí benzen, Trihlorothylene và Aldehyde formic. Ngoài ra, cây cảnh lan ý thuộc loài thực vật bốc hơi nhiều nên có thể phòng tránh khô mũi, giảm thiểu đáng kể khả năng mắc các bệnh liên quan đến mũi.

Cách chăm sóc cây lan ý

Ánh sáng: Ưa bóng bán phần, kỵ ánh sáng chiếu trực tiếp.
Nhiệt độ: Ưa môi trường ấm áp, mùa đông nhiệt độ phải trên 100C. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là trong khoảng 22 – 280C.
Nước: Ưa ẩm ướt, vào mùa khô và nhiệt độ cao cần tích cực phun nước, tốt nhất nên duy trì độ ẩm trên 50%, nếu không lá cây sẽ dễ bị uốn con và trở nên nhỏ hơn, khô và rụng, thời kỳ của hoa sẽ bị rút ngắn.
Đất: cây cảnh phù hợp với loại đất tơi xốp, không dính, thoát nước tốt, không khí tốt, có thể dùng đất mùn, đất than bùn trộn lẫn với nhau và thêm vào một ít đá trân châu.
 Phân bón: Khi trồng nên dùng ít phân hữu cơ làm phân lót. Trong mùa sinh trưởng của cây cảnh lan ý nhanh cần bón phân tổng hợp loãng 1 – 2 tuần một lần hoặc phân nước ủ.




Phương pháp nhân giống loài cây cảnh

Thường dùng phương pháp tách gốc. Những gốc to khỏe, sinh trưởng được khoảng 2 năm có thể dùng để tiến hành. Khi thay chậu cho cây cảnh vào mùa xuân, trước khi mầm non mọc ra, lấy cây ra từ trong chậu, chia cây ra  thành những bó nhỏ từ trên xuống, đảm bảo mỗi nhóm nhỏ phải có từ 3 mầm trở lên, sau đó trồng vào chậu với đất đã được thay mới.

Không gian trưng bày thích hợp

Cây lan ý là loài thực vật ngắm lá tuyệt vời, lá của nó rất đẹp, kiểu dáng mềm mại, hơn nữa cũng rất tốt cho sức khỏe con người, vì thế loài cây cảnh này được rất nhiều người yêu thích, thường được dùng để trang trí ở những nơi râm mát trong nhà.

Ý nghĩa loài cây :
1.     Thuần khiết, bình tĩnh, an bình, tốt đẹp.
2.     Chúc bạn lên đường may mắn.

Phòng chống bệnh cây cảnh thường gặp

Bệnh đốm lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh than: Có thể phun dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 500. Nếu cây bị bệnh thối rễ và thối cành, ngoài việc phòng trừ bệnh bằng Chlorothalonil 75% pha loãng dung dịch với tỷ lệ 1 : 800, còn cần chú ý thông gió và độ ẩm.
Bệnh côn trùng vảy sắt: Có thể dùng giẻ lau hoặc phun dung dịch bột giặt, dung dịch Methidathio hoặc dung dịch để phòng bệnh cho cây cảnh.




Thông Tin Cơ Bản

Tên gọi khác: Bạch môn, cây hòa bình.
Họ thực vật: Araceae
Đăc trưng hình thái: Gốc chính thường cao khoảng 50cm, rễ cành thường mọc thành khóm lớn. Lá hình tròn dài hoặc hình ngọn giáo. Hoa có chồi hình Phật, hơi có hương thơm, có hình giống lá, nhìn như bàn tay; thân hoa dài, hoa to và rõ nét, chủ yếu có màu trắng hoặc xanh.
Phân bố: cây cảnh có nguồn gốc từ Colombia, là thực vật trang trí nội thất khá phổ biến ở châu Âu, hiện nay được trồng khắp nơi trên thế giới.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Cây cảnh phong thủy hút khí độc - Cây dong táo

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết về cây cảnh tại 

Không những có thể hút được những khí độc hại trong không khí như sunfuađioixt, formaldehyde, cây cảnh phong thủy này còn có thể hút được bụi trong không khí, có công hiệu lớn trong việc thanh lọc không khí.

Ngoài ra, có đặc tính ưa nước của cây cũng giống như một số thực vật thủy sinh khác, có khả năng tăng ẩm rất hiệu quả. Ngoài ra phiến lá to, có thể tăng khả năng quang hợp và hút bụi, bởi vậy có thể tăng hàm lượng ion oxy hóa.


cay canh phong thuy dong tao

Cách chăm sóc cây cảnh phong thủy - dong táo


Ánh sáng: Bộ rễ tương đối mềm, vì vậy thích hợp trồng trong đất than bùn hay đất mụn phì nhiêu hay có khả năng thoát nước tốt. Đất trong bình thường dùng đất mùn trộn lẫn với một lượng thích hợp đá trân châu, sau đó cho thêm phân hữu cơ oải và cát sông là có thể dùng để trồng.

Nhiệt độ: cây cảnh ưa nhiệt, không chịu lạnh. Sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 25 – 300C, khi nhiệt độ hạ xuống dưới 120C lá cây sẽ bắt đầu héo.


Nước: Ưa ẩm ướt, kỵ khô hạn. Khi trồng cây chú ý giữ độ ẩm đất trong chậu và trong không khí. Từ những chiếc lá non mới nhú, cũng cần chú ý tăng lượng nước để lợi cho việc sinh trưởng của cây. Có thể dùng khăn mềm thấm nước để lau lá cây, khiến cho lá cây đẹp và bóng hơn.

Đất: loài cây cảnh phong thủy ưa bóng râm, kỵ ở ánh sáng. Mùa hè, khi ánh nắng quá gay gắt cần phải che nắng, nếu không sẽ làm lá đổi màu thành trắng bạc và viền lá sẽ bị khô héo, thậm chí làm cháy lá. Nhưng, nếu không chiếu sáng cho cây trong một thời gian dài lá cây cũng sẽ bị khô, ảnh hưởng xấu đến những đường gân màu xám bạc trên mặt lá. Bởi vậy đối với những cây đặt trong nhà cần phải tăng cường ánh sáng.

Phân bón: Ưa phân, trong thời kỳ sinh trưởng của cây nên tưới phân mỗi tuần một lần. Tốt nhất là nên dùng kết hợp giữa phân đạm và phân hữu cơ, nên tránh việc bón qua nhiều phân đạm, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến thân cây. Mùa hè nếu nhiệt độ cao hơn 300C và mùa đông thấp hơn 180C, đều phải dừng việc bón phân, nếu không sẽ làm thối rễ cây.
Phương pháp nhân giống cây cảnh

Thường dùng phường pháp tách gốc, thường tiến hành vào mùa xuân. Khi tách cây mới ra gốc cây mẹ, nên tách thành từng khóm có ít nhất 4 – 5 lá, tốt nhất nên cắt những cây có nhiều lá và rễ khỏe. Sau đó vùi hoàn toàn phần gốc xuống đất, đồng thời chú ý đến nước trong đất trồng, thường thì sau 10 ngày sẽ mọc rễ mới, sau đó có thể bón phân như bình thường.
Không gian trưng bày thích hợp

Hình lá dong táo rất đẹp, lại có màu xanh biếc với vẻ đẹp riêng, theo phong thủy là loài cây cảnh phong thủy lý tưởng trang trí trong nhà. Thích hợp bày trên bàn trà trong phòng khách, cũng có thể bày trong vườn hoặc có thể đặt gần cửa sổ. Mùa hè nóng nực, màu xanh tươi mát của cây sẽ xua tan cái nóng, tạo cảm giác thư thái, tươi mát cho con người. Mùa đông lạnh giá, những chiếc lá cây to rộng vẫn giữ nguyên màu xanh khiến cho căn phòng của bạn tràn đầy sức sống. Ngoài ra, cây cảnh có thể trồng trong chậu đựng cát cầu vồng, khiến cho cây đẹp một cách hiện đại, đầy dư vị mới lạ.

Ý nghĩa loài cây: Yêu thích, vui thích, vui vẻ.


Phòng chống bệnh thường gặp


Bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh rỉ sắt: cây cảnh phong thủy dong táo bệnh thường gặp nhất ở dong táo là đốm lá và rỉ sắt, có thể dùng Carbendazim 50% pha loãng dung dịch với tỷ lệ 1 : 800, 10 ngày phun 1 lần, liên tục phun 2 – 3 lần. Nếu như trên lá chỉ xuất hiện một vài nốt bệnh, nên quét lên lá kem Dermonistat hay thuốc mỡ Compound ketocozole ointment để phòng trừ nốt bệnh lan rộng.

Bệnh nhện đỏ, sâu vảy cứng, rệp phấn: Thường xuyên dùng nước sạch lau lá cho cây cảnh có thể giảm tần suất phát sinh của sâu bệnh. Nhiệt độ cao nhưng ẩm ướt, có thể xuất hiện sâu vỏ cứng, rệp phấn, có thể dùng nước xà phòng hay tinh dầu gió để diệt bọ.
Thông tin cơ bản của cây

Tên gọi khác: Cây dong lá tròn

Họ thực vật: Dòng dong tiếu, họ dong.



Đăc trưng hình thái cây cảnh phong thủy - dong táo


Là loại thảo mộc sống lâu năm. Thân cao khoảng nửa mét. Lá cây mọc trực tiếp từ gốc, thành từng bụi, cuống lá có màu xanh, lá mỏng có bản rộng, có hình trứng, lá mới có màu xanh mượt mà(lá già có màu xanh biếc), khi khô nhìn giống quả táo,vì thế mà có tên gọi là dong táo. Đầu lá hình tròn, viền lá nhấp nho lượng song, mặt lá có những đường gân màu xám bạc xếp hàng ngang theo gân chính giữa. Hoa mọc theo dạng tua.

Phân bố: cây cảnh phong thủy có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Cây cũng có mặt ở nhiều nời trên thế giới.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...



Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Cây cảnh đẹp hồng môn

Cây cảnh hồng môn có thể hấp thu những khí độc như benzene, trichloroethylene, đạt được hiệu quả đến trên 80%, có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch không khí.



Cách chăm sóc cây cảnh


Ánh sáng: Chịu bóng, kỵ phơi nắng mạnh, nhưng trong thời kỳ sinh trưởng cũng cần được chiếu sáng với lượng thích hợp, có ích cho sự phát triển. 
Nhiệt độ: Ưa ấm áp, nhiệt độ tốt nhất không được thấp quá 100C.
Nước: Ưa ẩm ướt, không chịu được khô. Tương đối nhạy cảm với hàm lượng muối trong nước, hàm lượng muối càng thấp thì càng tốt.
Đất: cây cảnh phù hợp với loại đất giữ nước và giữ phân tốt, thoáng khí và cố định được thân cây.
Phân bón: cần bón nhiều, thường bón kết hợp với tưới nước. Cũng có thể dùng loại phân chuyên dùng cho cây hồng môn. Điều cần chú ý là bón vào gốc cây sẽ đạt hiêu quả hơn rất nhiều so với bón ở bề mặt lá.

Phương pháp nhân giống cây cảnh


Cây cảnh hồng môn trồng trong nhà thường sử dụng biện pháp tách gốc hoặc giâm cành. Khi tách gốc thường kết hợp khi thay chậu vào mùa xuân, chỉ cần cắt lấy cành bên đã có rễ trồng thành cây đơn, giữ lại 3 – 4 lá là được; cánh giâm cành thì cắt lấy cành già, bỏ hết lá, tốt nhất nên lấy cành có 1 – 2 mắt con làm cành giâm; cắm vào nơi có nhiệt độ phòng là được.

Không gian trưng bày cây thích hợp: 


Thời kỳ hoa của cây hồng môn có thể kéo dài tới một tháng, có thể ra hoa cả năm, hơn nữa hoa của nó rất đẹp, gốc cây cũng rất đẹp, thích hợp để trang trí trên hoặc bàn trà trong nhà, có giá trị thẩm mỹ rất lớn.

Ý nghĩa loài cây:

1.     Hoài bão lớn.
2.     Nhiệt tình, nhiệt huyết.


Thông Tin Cơ Bản Cây Hồng Môn

Tên gọi khác: Hoa nến, hoa an tổ.
Họ thực vật: Araceae.
Đăc trưng hình thái: Thân cây hồng môn có hình dáng mảnh mai, thấp nhỏ, ra hoa quanh năm, lá màu xanh lấp lánh, hoa màu đỏ tười, hoa nở như khảm vàng dát ngọc, vô cùng đẹp mắt.
Phân bố: cây cảnh có nguồn gốc từ vùng rừng ẩm nhiệt đới thuộc Nam Mỹ, hiện nay được trồng phổ biến trên thế giới.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Cây kim tiền phụng - cây cảnh đẹp làm sạch không khí cực mạnh !



cay canh kim tien phung

Bí mật sức khỏe cây cảnh kim tiền phụng

Cây cảnh kim tiền phụng là loài cây cảnh đẹp có khả năng làm sạch không khí rất mạnh, đặc biệt là khả năng loại bỏ khí Aldehyde formic và amoni trong không khí.

Cách chăm sóc cây cảnh

Ánh sáng: là cây cảnh ưa bóng bán phần, không chịu được ánh nắng trực tiếp, khi trồng cần che bóng thích hợp.
Nhiệt độ: Ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp 18 – 250C.
Nước: Ưa ẩm ướt, kỵ không khí và chậu khô, đặc biệt là trong thời gian sinh trưởng cần cung cấp đủ nước, nhưng khôg được để tích nước.
Đất: Cần đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt, tốt nhất nên chọn đất mùn, đất vườn và đất cát trộn lẫn với nhau.
Phân bón: cây cảnh đẹp kim tiền phụng ưa bón, trong thời gian sinh trưởng bón 3 – 4 tuần một lần phân loãng dạng lỏng, trộn đạm, lân , kali với tỷ lệ 2 : 1 : 1.

Phương pháp nhân giống

Sử dụng biện pháp tách gốc đối với cây kim tiên phụng. Thường tiến hành vào cuối mùa xuân đầu hè, ở nhiệt độ khoảng 200C kết hợp với thay chậu. Vì nếu nhiệt độ quá thấp, khi tách gốc rễ cây sẽ dễ bị thương tổn, ảnh hưởng đến sự sống hoặc khiến cây sinh trưởng chậm. Khi tách gốc, lấy gốc mẹ từ chậu ra, bỏ đất cũ đi, dùng dao sắc cắt gốc theo hướng cành rễ sinh trưởng, để mỗi gốc con còn khoảng 2 – 3 mầm non và gốc khỏe mạnh; sau khi tách gốc thì tưới đẫm nước để ở nơi râm mát. Sau 7 ngày trồng thì sẽ dần dần chuyển vào nơi có ánh sáng để trồng. thời kỳ đầu nên khống chế lượng nước, đợi đến khi có rễ mới mới tưới nước. Đồng thời, vào tháng 10  và tháng 4 hằng năm nhệt độ thấp, khu vực phía Bắc nên chuyển cây vào nhà để tránh rét, hơn nữa nhiệt độ không được xuống dưới 150C, nếu không lá sẽ bị tối màu teo nhỏ, kèm theo đầu lá bị vàng. Nếu hoa cây cảnh bị lạnh cứng cần kịp thời thay đổi điều kiện môi trường, mùa xuân vẫn có thể mọc mầm mới; nếu quá nghiêm trọng lá sẽ dần dần chết khô, thân chí cả cây sẽ chết. Nếu nhiệt độ phòng ngày và đêm chênh lệch quá lớn có thể bọc chậu lại bằng màng nilong hoặc dùng hộp thủy tinh để giữ nhiệt và độ ẩm cho cây. Vào mùa xuân hằng năm, khi nhiệt độ đạt 200C, có thể thay chậu cho cây cảnh một lần, lúc thay chậu cần cho thêm đất mới, cắt đi những rễ và lá hỏng, trồng lại từ đầu, có lợi cho phát triển.

Không gian trưng bày thích hợp

Cây cảnh kim tiền phụng được công nhân là loài thực vật quý để tròng trí trong nhà. Gốc cây ngay ngắn, lá cây tỏa ra những vệt tinh xảo kỳ diệu và những ánh vàng độc đáo, giống như chim khổng tước đang giang cánh. Do thích hợp với môi trường nửa râm nên có thể phát triển, ra hoa tự nhiên ở những nơi có ánh sáng yếu trong nhà, thích hợp bài trí trong phòng đọc sách, phòng ngủ và phòng khách, tạo cảm giác mới mẻ, hoa lệ, ôn hòa. Có thể  đặt loài cây cảnh đẹp này trên bàn làm việc.

Ý nghĩa loài cây cảnh : Ánh sáng tươi đẹp.

Phòng chống bệnh thường gặp

Bệnh côn trùng vảy sắt: Có thể phun dung dịch hóa học Imidacloprid.
Bệnh đốm lá: Cần tăng cường điều tiết phân bón với hàm lượng lân, kali thích hợp, đồng thời nhổ hết cỏ dại và lá bị hỏng, điều chỉnh khoảng cánh giữa các gốc cây. Trước khi phát bệnh này, chủ yếu dùng Carbendazim 50% pa loãng với tủ lệ 1 : 600 – 800 hoặc Chlorothalonil 75% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 800, cách 7 – 10 ngày phun một lần.

Thông Tin Cơ Bản Cây Cảnh

Tên gọi khác: Lan hoa tiêu, ngũ sắc cát úc kim.
Họ thực vật: Trúc.
Đăc trưng hình thái: Lá có hình trứng, bầu dục đẹp như đuôi chim khổng tước, mọc trực tiếp từ rễ, thân cây mọc thành bụi, men theo hai bên gân lá có những vệt hình lông tơ, xếp đan xen hai bên. Trên nền lá màu xanh thấp thoáng hiện lên những ánh vàng, rực rỡ, xinh đẹp.
Phân bố: cây cảnh có nguồn gốc ở Braizil, chủ yếu sinh trưởng ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và đảo Ấn Độ Dương.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Cây cảnh văn phòng trầu bà vàng

Cây cảnh trầu bà vàng có thể làm sạch không khí, loại bỏ Aldehyde formic và các chất ô nhiễm làm cây cảnh văn phòng đặt nơi công sở hoặc đặt trong nhà sau khi sửa chữa nhà cửa.

Cách chăm sóc cây cảnh văn phòng trầu bà vàng

Ánh sáng: Ưa bóng, sợ phơi nắng, cần chú ý che bóng. Kỵ bị phơi dưới nắng, nếu khôg sẽ dẫn đến hiện tượng bị thiêu đốt, khiến lá cây bị vàng, thâm chí bị cháy. Tháng 5 – 9 tốt nhất nên để gốc vào chỗ nửa râm.
Nhiệt độ: là loài cây cảnh ưa nhiệt độ cao, sợ lạnh, vào mùa đông nhiệt độ phải trên 80C. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18 – 250C.
Nước: cây cảnh ưa ẩm ướt, kỵ khô, nhưng cần tránh tích nước. Trong thời gian sinh trưởng cần nhiều nước.
Đất: Ưa đất chứa nhiều chất hưu cơ, ẩm ướt, thoát nước tốt.
 Phân bón: Ưa bón, đầu tiên phải đảm bảo phân lót đầy đủ, cần mỗi tháng hoặc định kỳ bón phân nước hoặc phân đạm vô cơ để đảm bảo giá trị thẩm mỹ tốt nhất.

Phương pháp nhân giống

Thường sử dụng phương pháp tách gốc đối với cây trồng trong gia đình. Nếu cần nhân giống, phải ngăn sự sinh trưởng của cây mới có thể đâm chồi nảy lộc. Chọn cành dài 15 – 20cm, có cành nhánh và mầm non, sau đó cắm vào đá trân châu hoặc cát thô.

Không gian trưng bày thích hợp


Cây cảnh trầu bà vàng quanh năm xanh tốt và ưa bóng râm, có thể điểm xuyết trên bàn, giá hoa, góc tường. Do lá của nó to rộng trải ra, cũng có thể trang trí ở phòng khách, thể hiện không khí sang trọng cho căn phòng. Do đặc tính lọc không khí tốt nên có thể làm cây cảnh văn phòng để tạo không trí làm việc trong lành, tăng hiệu quả công việc.

Ý nghĩa loài cây cảnh văn phòng: Sự nghiệp thành đạt, lên đường bình an.

Thông Tin Cơ Bản

Phòng chống bệnh thường gặp
Bệnh đầu đen, bệnh thối rữa: Phun định kỳ lên cành cây dung dịch kháng khuẩn mạnh, có thể giảm thiểu khả năng mắc hai bệnh này. Ngoài ra, đất chứa vi khuẩn hoặc thiếu phân cũng là lý do dẫn tới cây bị bệnh, vì thế cần diệt khuẩn và bón phân đầu đủ cho đất.
Họ thực vật: Araceae.
Đăc trưng hình thái: Cây cảnh có dạng cao thẳng thân cây cao đến 1m, cành ngắn nhưng to lớn, lá hình bầu dục to rộng, cuống lá to, lá màu xanh đậm. Chồi hoa to như bàn tay. Thời gian ra hoa dài gần 1 tháng, thay đổi màu sắc kác nhau theo từng thời điểm, giá trị thẩm cao.
Phân bố: cây cảnh văn phòng có nguồn gốc ở Colombia, hiện được trồng ở khắp nơi.

Thông tin và cách trồng cây cau trúc

Cây cảnh cau trúc tạo cho ta cảm giác mát mẻ, là máy làm sạch không khí hiệu quả trong số cá loài thực vật, có kả năng loại bỏ đi benzene, Triholoroethylene, Aldehyde formic trong không khí, thích hợp bài trí trong nhà hoặc những căn hộ mới sửa chữa.

Cách chăm sóc cây cảnh

Ánh sáng: cây cảnh ưa bóng bán phần, ánh sáng chiếu trực tiếp có thể khiến cho lá cây trở nên khô vàng, nhưng nếu quá râm mát thì cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.
Nhiệt độ: Ưa ấm ấp, nhiệt độ sinh trưỡng thích hợp trong khoảng 20 - 300C, nhiệt độ thấp nhất không được xuống dưới 30C, nhưng nếu quá nóng thì cây cũng sẽ dễ sinh bệnh.
Nước: Ưa ẩm ướt, cần luôn giữ độ ẩm cho đất trong chậu cây cảnh, nhưng cũng không thể để ứ đọng nước. Nên tuân theo nhuyên tắc thà để khô chứ không quá ướt.
Đất: Cần chọn loại đất bình thường với các yêu cầu thoát nước tốt, ẩm ướt, màu mỡ, có thể tự tạo thêm mùn, cũng có thể chọn đất than bùn trộn với đất cát và một chút phân lót.
 Phân bón: là loại cây cảnh không ưa bón, vào mùa sinh trưởng cũng chỉ nên bón phân nước khoảng 1 – 2 lần là vừa.

Phương pháp nhân giống

Chủ yếu chọn cách gieo hạt. Đợi đến khi những cây to khỏe ra quả chín thì lập tức hái xuống và đem trồng. Đem hạt cho vào trong đất cát, duy trì nhiệt độ khoảng 250C và độ ẩm cần thiết. Sau vài tháng cây cảnh sẽ mọc mầm, mùa xuân năm sau sẽ có thể trồng vào chậu.

Không gian trưng bày thích hợp

Thân cây cau trúc giống như cây dừa nhiệt đới, nhỏ nhắn xinh xắn, trông rất đẹp và tinh tế, thích hợp để trang trí phòng kách, phòng đọc sách, giúp tăng thêm không khí và hương vị nhiệt đới cho căn phòng của bạn. Cũng có thể đặt cây cảnh ở góc phòng hoặc trên bàn trà, tạo cảm giác gần gũi hơn với nắng gió nhiệt đới…

Ý nghĩa loài cây : Sức sống luôn tràn trề và mạnh mẽ.

Thông Tin Cơ Bản

Tên gọi khác: Cây cảnh dừa thân thấp và cau cọ nhỏ.
Họ thực vật: Arecaceae.
Đăc trưng hình thái: Cây cau trúc có hình dáng gần giống với cây dừa nhiệt đới, nhỏ nhắn, đẹp đẽ và tinh tế.
Phân bố: cây cảnh có nguồn gốc từ Mexico và Venezuela, ngày nay ở phía Nam Trung Quốc cũng có trồng
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Cây cảnh tróc bạc - Cây cảnh đẹp lọc không khí

cay canh dep troc bac


  

 Bí mật sức khỏe cây cảnh đẹp tróc bạc

 
Cây cảnh tróc bạc có lá to và rộng, có thể gia tăng độ ẩm không khí, còn có thể hấp thu khí amoni và Aldehyde formic. Lá của cây càng nhiều thì khả năng lọc sạch không khí càng lớn.

Cách chăm sóc cây cảnh


Ánh sáng: Thích hợp sinh trưởng dưới ánh sáng nhẹ dịu, kỵ ánh sáng mạnh và gay gắt.
Nhiệt độ: Ưa nhiệt độ cao, không chịu được lạnh.
Nước: cây cảnh ưa ẩm, không chịu được khô.
Đất: Là loài cây cảnh ưa đất cát màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt.
Phân bón: cây cảnh không ưa bón.

Phương pháp nhân giống


Chủ yếu chọn cánh giâm cành cho loại cây cảnh tróc bạc. Thời gian thích hợp là khoảng tháng 5 – 10 vì khi đó nhiệt độ chỉ khoảng trên 150C, chọn cắt những cành ở phần đầu có từ 2 – 3 nhánh. Chọn đất giâm là đất cát, đất khoáng hoặc rêu, sau khi trồng 10 – 15 ngay cành sẽ mọc rễ mới. Cũng có những cành bò lan trên mặt đất, nhánh của nó có thể trực tiếp cắm vào trong đất, chỉ cần đào lên là có thể đem đi trồng.

Không gian trưng bày thích hợp


Cần luôn đặt cây cảnh ở vị trí có ánh sáng mặt trời ở trong nhà. Ngoài những chậu cây có hình dáng bình thường, cây tróc bạc còn có thể trồng rủ xuống hoặc mọc thẳng cột, vì vậy cây có những giá trị thẩm mỹ khác nhau.

Ý nghĩa loài cây cảnh: Người tình đáng yêu, tình yêu thuần khiết.

Thông Tin Cơ Bản Cây Cảnh Đẹp - Tróc Bạc


Tên gọi khác: Cây tróc bạc cuống dài, cây cành tím, bướm trắng.
Họ thực vật: Ráy (Araceae).
Đăc trưng hình thái: dáng cây cảnh đẹp đẽ, nhiều hình lá, là thực vật trang trí nội thất điển hình của họ ráy.
Phân bố: Cây cảnh có nguồn gốc ở vùng rừng nhiệt đới ẩm Trung Nam Mỹ.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Cây chân rết - Cây cảnh đẹp lọc không khí

cay canh chan ret


Bí mật sức khỏe cây cảnh đẹp chân rết :

Cây chân rết là loài cây cảnh đẹp có khả năng làm sạch không khí rât tốt. Các nghiên cứu đã chứng minh, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí càng cao thì khả năng làm sạch không khí của cây chân rết càng lớn. Ngoài ra nó còn có thể hấp thu các khí độc hại như nicotin, Aldehyde formic.

Cách chăm sóc cây cảnh chân rết :

Ánh sáng: Ưa ánh sáng nhẹ, kỵ ánh sáng gay gắt chiếu trực tiếp. Nếu để cây ở trong bóng râm một thời gian dài sẽ khiến lá cây trở nên mềm và tối màu, làm giảm hiệu quả thẩm mỹ của cây.

Nhiệt độ: Kỵ lạnh. Nếu bị rét cóng thì gốc cây sẽ bị thối rữa.

Nước: Ưa ẩm nhưng không được quá trũng nước. Mùa hè là mùa phát triển mạnh, cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây.

Đất: Thích hợp với hỗn hộp đất bùn, đất mùn, cũng có thể dùng hỗn hộp đất mùn và đất cát.

Phân bón: là loài cây cảnh ưa bón, nếu được bón đầy đủ phân, cành cây sẽ to lớn và lá cây sẽ mập mạp.

Phương pháp nhân giống

Thường dùng biện pháp giâm cành. Với những cây đã lớn, phần cành ở thân dưới thường bị trụi, có thể lấy cành ở phần ngọn làm cành giâm, giữ lại phần dưới để tiếp tục lên mầm mới
Không gian trưng bày thích hợp: Cây cảnh có màu sắc tuyệt đẹp, rất phù hợp để trang trí trong phòng khách, làm không gian trở nên tươi sáng và dễ chịu.

Ý nghĩa loài cây: Tôi ngưỡng mộ bạn.

Thông tin cơ bản cây cảnh đẹp chân rết

Tên gọi khác: Ngân hậu vạn niên thanh, ngân hậu thô lặc thảo.
Họ thực vật: Ráy (Araceae).
Đặc trưng hình thái: Thân cao khoảng 30 – 40cm, càh cây thẳng, không phân nhánh, màu xanh nhạt, bề mặt lá có những vệt màu xanh tro, màu sắc lá vô cùng rực rỡ và đẹp mắt.
Phân bố: cây cảnh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á.TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Cây cảnh đẹp dự báo khí độc (Phần 2 - Cây cảnh rau má lá sen)

cây cảnh rau má lá sen


 

Bí mật sức khỏe cây cảnh :

Đăt một vài chậu cây cảnh rau má lá sen trong căn nhà mới sửa chữa, nó không những có thể hút đi nicotin mà còn hấp thu, phân giải những chất gây ô nhiễm sau khi sửa chữa như Aldehyde formic, benzene. Ngoài ra, cây rau má lá sen còn hút đi khí clo, làm không khí trở nên trong lành.

Cách chăm sóc:

Ánh sáng: Ưa ánh sáng mặt trời.
Nhiệt độ: Ưa nóng nhưng kỵ nắng gắt, chịu được se lạnh.
Nước: Ưa nước, nhưng không được để trong đất ẩm quá lâu.
Đất: Phù hợp với loại đất cát hơi chua, tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt, nhiều mùn.
Phân bón: Ưa bón nhiều, khi bón cần đặc biệt chú ý bổ sung kali cho cây.

Phương pháp nhân giống cây cảnh rau má lá sen :

Trồng theo từng khóm, cũng có thể trồng từng cây riêng. Mỗi khóm có thể phân ra từ 5 – 6 cây; trồng trong chậu thấp, có thể nhân giống bằng cách dùng chồi đơn hoặc những chồi ngắn cắt ra từ cây để giâm. Chú ý trước khi trồng cây cảnh cần chú ý bón đủ phân lót, phân hữu cơ lên men, đồng thời cần chú ý phải phải để phần thân rễ hơi lộ ra trên mặt đất để tránh trường hợp rễ bị thối.

Không gian trưng bày thích hợp :

 

Rau má lá sen thường được phối hợp với cây cảnh dương xỉ và cây măng tây, đặc biệt thích hợp để trang trí cho những căn hộ mới xây, chúng không những có thể làm sạch không khí trong nhà mà còn có thể tăng cường không khí vui vẻ cho ngôi nhà.

Ý nghĩa loài cây cảnh :

1.     Tôn trọng lẫn nhau, giàu nhị lực, không ngại gian khó.
2.      Nhiệt tình, vui vẻ mãi mãi.

Phòng chống bệnh thường gặp :

 

Bệnh sâu xanh, bệnh bọ cánh cứng đục, bệnh bọ chét: Trong thời kỳ cây không ra hoa dùng dung dịch Peltamethein 2,5% hoặc Omethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.200 để phun phòng bệnh.

Bệnh đốm lá: Phun dung dịch Topsin – M 70% pha loãng với tỷ lệ 1 : 900.

Bệnh nấm mốc trắng: Dùng dung dich Topsin – M 70% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500 để phòng bệnh.

Thông Tin Cơ Bản Cây Cảnh Rau Má Lá Sen :

 

Tên gọi khác: Hoa cúc đồng tiền, hoa Ba Tư, thu anh…
Họ thực vật: Cúc.
Đặc trưng hình thái: Thân cây có lông nhỏ, hoa có nhiều cánh mỏng tách rời.
Phân bố: Có nguồn gốc ở Nam Phi, một số ít phân bố ở châu Á.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...
 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Cây cảnh lọc không khí - cây dương xỉ


cây cảnh dương xỉ

Bí mật sức khỏe cây dương xỉ :


Cây dương xỉ là loại cây cảnh có khả năng hấp thu Aldehyde formic, theo nghiên cứu, nó có thể loại bỏ khoảng 20µg Aldehyde formic, là máy làm sạch không khí tự nhiên tốt nhất. Ngoài ra, cây dương xỉ còn có thể ức chế xylen và toluene tỏa ra từ máy vi tính và máy in. Chúng ta sẽ có được môi trường sống trong lành khi bài trí cây dương xỉ trong nhà bởi tác dụng làm sạch không khí của nó.

Cách chăm sóc cây cảnh dương xỉ :

Ánh sáng: là loại cây cảnh không chịu được ánh sáng mạnh cũng như thời gian dài trong bóng râm. Tốt nhất nên trồng ở vị trí có ánh sáng tỏa ra trong nhà.
Nhiệt độ: Thích hợp với môi trường ấm áp, nhiệt độ phát triển tốt nhất  trong khoảng 15 -200C, nhiệt độ không được dưới quá 100C.
Nước: là loại cây cảnh chịu được khô, nhưng không được quá ẩm hoặc quá khô, cần luôn giữ độ ẩm cho đất trong chậu.
Đất: Thích hợp với hỗn hợp đất mùn, cũng có thể trồng trong nước, tốt nhất cách một năm thay chậu một lần.
Phân bón: Không ưa bón, cũng không nên bón phân kích thích phát triển. Khi bón phân tuyệt đối không được để rây vào bề mặt lá, nếu không lá sẽ rất dễ bị hỏng.

Phương pháp nhân giống :

Thường dùng phương pháp tách gốc, có thể thực hiên khi thay chậu. Lấy cây cảnh từ trong chậu cũ ra, thay bỏ đất cũ và cắt đi những phần gốc đã hỏng, sau đó tách cây và rễ ra. Khi cây mọc lên là có thể trồng vào chậu.

Không gian trưng bày thích hợp: Cây cảnh dương xỉ thích hợp để trưng bày trong phòng khách, vì dương xỉ là loại cây rất tươi tốt và rậm rạp, hơn nữa lá của nó lại tỏa ra nhiều hướng khác nhau, tạo ra không khí náo nhiệt và vui vẻ.

Phòng chống bệnh thường gặp :

Bệnh đốm lá, bệnh nấm rễ: Cần tăng cường điều tiết bón phân, bón một lượng thích hợp lân và kali, đồng thời cắt bỏ những lá bệnh và cỏ dại, giữ khoảng cách thích hợp giữa các gốc cây. Sau khi phát bệnh đốm lá, chủ yếu dùng dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 800 hoặc Chlorothalonil 75% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 800, cách 7 -10 ngày phun một lần.

Bệnh côn trùng vảy cứng, bệnh rệp: Bệnh côn trùng vảy cứng chủ yếu là do gốc cây cảnh quá dày, không thoáng gió, dùng dung dịch Malathion 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1 .200, mỗi tuần phun 1 lần, mỗi lần phun 2 – 3 lượt.

Thông tin cơ bản :
Họ thực vật: Marattiaceae.
Đặc trưng hình thái: Thân rễ thẳng, cũng có loại cành leo. Lá mọc dày và dài.
Phân bố: là loại cây cảnh có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu phân bố ở Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Cây cảnh Đỗ Quyên




cây cảnh đỗ quyên


Thông tin cơ bản về cây cảnh Đỗ Quyên :

Tên gọi khác : Hoa đỗ quyên, sơn thạch lựu.
Họ thực vật : Đỗ quyên.



Cách chăm sóc cây cảnh :

Ánh sáng: là loại cây cảnh ưa bóng, kỵ phơi nắng, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Nhiệt độ: Sợ nóng kỵ lạnh, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 15 – 250C, nếu không đỗ quyên sẽ chậm phát triển.

Nước: Kỵ khô cũng như úng nước, ưa ẩm ướt, tránh tích nước. Đất trong chậu quá khô hoăc quá ẩm cũng không tốt cho sự phát triển của đỗ quyên.

Đất: Nên chọn loại đất cát có tính acid, tơi xốp, thoát nước tốt, chứa nhiều mùn.

Phân bón: Ưa bón nhưng kỵ bón đặc, nên bón một lóp mỏng. Mùa xuân là mùa cây phát triển nên cứ cách 10 ngày bón một lần phân nước pha loãng. Vào mùa thu có thể bón thêm phân lân và kali.

Phương pháp nhân giống cây cảnh đỗ quyên :

Chủ yếu sử dụng phương pháp giâm cành. Thường chọn thời tiết ấm áp và ẩm ướt lấy một cành cỡ vừa, chọn những cành đã có chất gỗ, cắt bằng, cắt bỏ hết phần lá phía dưới, giữ lại 3 -5 lá non trên đỉnh cắm 1/3 phần cành giâm vào đất trồng hoa lan, hoặc đất mùn trên núi, sau đó phun đẫm nước, phủ một lớp mùn mỏng để giữ ẩm, sau 30 ngày cành có thể mọc ra rễ mới.

Ngoài ra, ghép cành cũng là một biện pháp được sử dụng rộng rãi đối với hoa đỗ quyên. Phương pháp này thường được tiến hành vào khoảng tháng 5 – 6, tốt nhất nên chọn những cành lớn khoảng 2 năm tuổi, sau đó đảm bảo rằng cành ghép và gốc ghép phải tương ứng với nhau. Cắt một cành non dài khoảng 3 – 4 cm từ gốc mẹ, chỉ giữ lại 3 – 4 lá ở đỉnh cành, sau đó gọt tỉa đoạn ghép thành hình cái nêm dài khoảng 0,5 – 1 cm.

Sau đó, đợi cây cảnh đỗ quyên mọc ra khoảng 2 – 3 cm thì cắt xuống và ngắt lá, cắt 1cm theo chiều dọc sau đó ghép vào gốc ghép, tiếp tục lấy túi nilong bọc lại để giữ ẩm và phòng bệnh. Sau khoảng 7 ngày là cành ghép có thể sinh trưỡng, 2 tháng sau có thể bóc bỏ túi, mùa xuân năm sau có thể tháo chỗ nối ra.

Không gian trưng bày cây cảnh thích hợp

Đỗ quyên ra rất nhiều hoa và thời gian kéo dài, trong thời gian ra hoa có thể để cây cảnh ở trong nhà để thưởng thức, còn bình thường thì nên để bên ngoài. Đỗ quyên thân thấp nên đặt nhiều chậu cạnh nhau ở cạnh cửa sổ, tạo cảm giác rậm rạp, tươi tốt, giúp bạn có cảm giác như đang ở giữa thiên nhiên.

Ý nghĩa loài cây:

1. Mãi mãi thuộc về bạn.

Phòng chống bệnh thường gặp :

Bệnh của hoa cây cảnh đỗ quyên đốm đen và đỗ quyên đốm vàng
Hai bệnh này thường xuất hiện ở lá cây đỗ quyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và giá trị thẩm mỹ của cây, cần tăng cường sự chăm sóc, như lựa chọn loại đất phù hợp, ngắt bỏ những lá bệnh, cũng có thể dùng thuốc để phối hợp phòng trừ bệnh. Ngoài ra, hoa đỗ quyên rất dễ bị sâu hại bởi các loại côn trùng như nhện đỏ, bọ xít lưới, giun đất, sên, cần đặc biệt chú ý phòng ngừa và điều trị.

Đặc trưng hình thái :

Hoa đỗ quyên là loài cây cảnh rất đẹp được mệnh danh là Tây Thi trong các loài hoa. Hoa có rất nhiều sắc như hồng đậm, hồng nhạt, đỏ hoa hồng, tím, trắng.

Phân bố : Khu vực ôn đới ở Bắc bán cầu đều có hoa cây cảnh đỗ quyên, các tỉnh thuộc lưu vực sông Trường Giang đến Vân Nam (Trung Quốc), Đài Loan, cây thường được trồng ở các bờ giậu, tạo thành giàn trước sân nhà. TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Cây cảnh đẹp dự báo khí độc (Phần 1 - Lô Hội)

Cây cảnh lô hội có khả năng hút các loại khí có hại cho cơ thể như Andehyde formic, cacbonic, cacbondioxit (CO), lưu huỳnh oxits, làm sạch không khí, giải phóng khí oxy, còn có thể tiêu diệt các loài vi khuẩn có trong không khí, hơn nữa còn hút đi bụi bẩn. Khi có quá nhiều khí độc, trên lá cây cảnh lô hội sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, cảnh báo với chúng ta. Ngoài ra, cây cảnh còn dùng để làm đẹp, bảo vệ sức khỏe, làm thuốc, có thể sát khuẩn, kháng viêm, làm đẹp, tốt cho dạ dày và đường ruột, khỏe tim hoạt huyết, giảm đau, giúp trấn tĩnh, giải độc, phòng ngừa lão hóa, phòng sâu, chống mục.






Thông tin cơ bản cây cảnh lô hội :

Tên gọi khác: cây nha đam, la hội, tượng can, lao vỹ...
Họ thực vật: Asphodelaceae
Đặc trưng hình thái: cây cảnh có lá to, dày và mập, có hình lưỡi giáo, phần gốc mọc dày và theo chiều mở dần ra. Viền lá có gai nhỏ, hoa giống bông lúa, màu vàng hoặc có những đốm màu đỏ nhạt.
Phân bố: Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, Châu Phi, hiện nay được trồng ở khắp nơi trên thế giới.


Cách chăm sóc loài cây cảnh:
Ánh sáng: Ưa ánh nắng, cần có đủ ánh sáng cây mới có thể phát triển tốt nhưng những cây lô hội con cần tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp.

Nhiệt độ: loại cây cảnh sợ lạnh và sương. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là khoảng 15-35 độ C, không được thấp dưới 5 độ C, nếu không cây sẽ ngừng sinh trưởng; nếu nhiệt độ là 0 độ C, cây cảnh sẽ khó sống; còn nếu dưới 0 độ C, cây sẽ bị đông cứng hoặc chết.

Nước: đây cũng là loại cây cảnh sợ tích nước, trong mùa mưa ẩm ướt hoặc trong tình trạng thoát nước không tốt thì lá cây sẽ rất dễ bị khô héo, cành và rễ có thể bị thối hoặc chết.

Đất: loài cây cảnh đẹp thích hợp với loại đất thoát nước tốt, thoáng khí, tơi xốp, không vón cục. Nếu trồng cây cảnh bằng loại đất thoát nước không tốt và không thoáng khí, rễ cây sẽ gặp khó khăn trong hô hấp, khiến rễ thối và chết. Nhưng nếu đất chứa quá nhiều cát sẽ khiến cho nước và chất dinh dưỡng bị mất đi, cây sẽ sinh trưởng kém.

Phân bón: là loại cây cảnh cần đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Tốt nhất nên sử dụng loại phân lên men, như phân bánh, phân gà, giun đất.


Phương pháp nhân giống loài cây cảnh :

Cây cảnh lô hội thường dùng cách trồng cây con hoặc giâm cành. Cách trồng cây con là phương pháp chủ yếu, thường được thực hiện vào mùa xuân và mùa thu vì lúc này cây non thường dễ sống, sinh trưởng nhanh. Có thể cắt cành cây cảnh non từ gốc cây mẹ sau đó trồng trực tiếp vào chậu, hoặc cũng có thể tách những mầm non mới mọc ra khỏi gốc mẹ, để chúng ở nguyên chỗ cũ, để chúng sinh trưởng khoảng nửa tháng, mọc ra rễ mới, sau đó chuyển sang chỗ trồng mới, tưới nước một lần để giữ nước. Cách này về cơ bản là không có thời kỳ mầm chậm, cây con sinh trưởng tương đối nhanh.

Phương pháp giâm cành thường được tiến hành vào tháng 4-5. Cắt một đoạn cành dài trên 8 cm hoặc cắt từ đoạn trên của cây mẹ làm cành giâm, đợi vết cắt khô đi, sau đó cắm vào cát, sau 3 tuần cành có thể mọc rễ mới.


Không gian trưng bày thích hợp

Lô hội có cả lá và hoa rất thích hợp để thưởng thức làm cảnh, nên đặt ở những nơi có ánh sáng nhưng không chiếu trực tiếp như phòng khách, phòng ngủ, tạo không khí ấm áp, lãng mạn.

Những điều cần chú ý: Lô hội là loài thực vật có nguồn gốc ở các sa mạc nhiệt đới, có tác dụng cải thiện chức năng dạ dày, tăng cường thể chất, nhưng khi ăn nên chú ý bởi lô hội chỉ phù hợp với thể trạng nóng, không thích hợp với người có thể trạng lạnh và dương suy, khí suy, như sợ lạnh, thể lực yếu, suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó cây cảnh lô hội cũng có tác dụng làm đẹp và bảo vệ da, nó chứa nhiều đường và vitamin tốt cho da, trong lô hội còn chứa chất keo giúp thu nhỏ tế bào da và cơ bắp, duy trì lượng nước, khôi phục tính đàn hồi, xóa đi nếp nhăn.


Ý nghĩa loài cây cảnh:

1. Một tình yêu tự tôn và tự ti.
2. Những vết thương chính là bằng chứng của tình yêu.

Phòng chống bệnh thường gặp:

Bệnh than, bệnh đốm nâu, bệnh khô lá, bệnh héo rũ mốc trắn.
Chủ yếu là chọn cách phòng ngừa. Chọn những giống kháng bệnh, tăng cường điều tiết phân bón, bón những loại phân bảo vệ đều có thể phòng tránh có hiệu quả. Đối với những cây cảnh đã nhiễm bệnh, đầu tiên cần bỏ đi những phần mang bệnh, sau đó tưới hỗn hợp Bordeaux lên bề mặt lá có thể dự phòng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

TAGS: Cưa Cắt Cành, Bộ Ống Làm Vườn Asaki, Kéo Tỉa Cây,...