Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Những yếu tố cần để chăm sóc cây cảnh

Xã hội đi lên cùng với cuộc sống đô thị hóa ngày càng được nâng cao làm cho không gian ngày càng ngột ngạt, khó chịu; bởi vậy con người ngày càng có nhu cầu được sống và làm việc trong một môi trường thoáng mát, sạch sẽ và được gần gũi với thiên nhiên. Cùng với đó, dịch vụ cung cấp cây cảnh, cung cấp cây xanh được được nhiều người quan tâm.

Cây cảnh là một cây tự nhiên thu nhỏ . Hình thức nghệ thuật này có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, cây cảnh đã được phát triển ở đây trong nhiều thế kỉ!

Cây cảnh được trồng trong chậu và hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người. Các dịch vụ cung cấp cây cảnh, cung cấp cây xanh có thể cung cấp cho bạn các loại cây từ kích thước bé, vừa đến lớn!

Chiều cao của cây được tính tương đối và được đo đỉnh của chậu lên đến ngọn cây. Nếu bạn biết cách chăm sóc cây cảnh, cây của bạn sẽ sống tốt và có hình dáng đẹp trong nhiều năm. Qua nhiều năm kiên trì chăm sóc, từ một cây con bạn có thể tạo ra được một cây cảnh trưởng thành đẹp và có giá trị.

Sau đây là một vài hướng dẫn để bạn có thể chăm sóc cây cảnh đúng cách. Với những kiến thức cơ bản mà bất cứ một người chăm sóc cây cảnh, chăm sóc cây xanh nào cũng phải nắm vững có thể đảm bảo cho cây của bạn sống và kéo dài tuổi thọ trong nhiều năm !


yếu tố cần chăm sóc cây cảnh



Cung cấp nước và độ ẩm cho cây cảnh

Chăm sóc cây cảnh quan trọng nhất là phải tưới nước thích hợp cho cây. Mỗi tuần một lần, bạn có thể nhúng cây cảnh của bạn trong nước cho đến khi bong bóng thôi nổi lên để cây của bạn có thể ướt toàn bộ. Hoặc cách tưới nước thông dụng hơn là tưới nước từ trên xuống.

Không chỉ cần tưới nước cho đất mà bạn cần tưới nước cho tất cả các bộ phận khác của cây cảnh. Một cuộc khảo sát cho thấy 35% lượng nước cho cây không liên quan đến hệ thống rễ bên dưới. Khi tưới nước cho cây chú ý rửa sạch lá là một yếu tố quan trọng để tránh làm tắc nghẽn các lỗ thông khí trên lá!

Tuy nhiên, chú ý đừng tưới nước cho cây nhiều quá vì có thể khiến đất bị nhão và rễ cây bị ngập úng.


Sử dụng đúng loại đất và thay đất cho cây

Sử dụng đúng loại đất là một trong những bước quan trọng trong việc chăm sóc cây cảnh và cây xanh để đảm bảo cây cảnh của bạn vẫn khỏe mạnh. Muốn tìm được loại đất phù hợp cho cây cảnh của bạn, trước hết bạn phải kiểm tra xem đất bạn chọn có giữ được nước đúng cách và hấp thụ được chất dinh dưỡng từ không khí xung quanh hay không; thứ hai là hãy thiết kế hệ thống thoát nước hợp lí cho đất cây cảnh của bạn tránh trường hợp đất giữ quá nhiều nước sẽ khiến rễ bị ngập úng!


Cắt tỉa cho cây cảnh

Việc cắt tỉa cây cảnh là cần thiết để cây giữ được hình dáng đẹp đẽ, phù hợp với cảnh quan xung quanh. Tùy vào loại cây cảnh, cây xanh bạn chăm sóc, bạn có thể một tháng cắt tỉa cho cây vài lần để loại bỏ những chi nhánh thừa giúp cây phát triển tốt hơn!


Ánh sáng

Tất cả các cây cảnh đều cần đến ánh sáng. Lượng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo cần thiết ở mỗi loại cây là khác nhau.

Nếu cây cảnh của bạn ưa sáng, tốt nhất hãy đặt chúng ngoài trời. Nếu bạn muốn đặt cây trong nhà, hãy tìm những cây cảnh ưa tối hoặc không cần quá nhiều ánh sáng vẫn có thể tồn tại được. Ví dụ cây xương rồng, cây ngũ gia bì, …

Với những cây ưa sáng, hãy chọn vị trí cung cấp hơn 6 giờ nắn/ một ngày. Cây cảnh trong nhà chỉ cần 2 đến 4 giờ chiếu sáng gần cửa sổ hoặc hấp thụ ánh sáng nhân tạo chẳng hạn.

Ngày nay từ các khu đô thị lớn đến công viên cây xanh, khu vui chơi; từ nhà ở, văn phòng, quán ăn uống đến các khu chung cư, cao ốc sang trọng các cảnh quan đều cần được cung cấp cây cảnh, cung cấp cây xanh. Điều này là cần thiết để mang dấu ấn của vẻ đẹp thiên nhiên, mang màu xanh trong lành vào cuộc sống hiện đại!

Bạn đã có một không gian với cây xanh thoải mái, trong lành để có thể giảm bớt Stress sau những ngày làm việc mệt mỏi chưa? Và bạn không có thời gian để chăm sóc các cây cảnh, cây xanh của mình? Vì vậy mà dịch vụ cung cấp cây cảnh, cung cấp cây xanh ra đời và ngày một phát triển với thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, không cần lo lắng về vấn đề chăm sóc, cắt tỉa, vận chuyển  cũng như các vấn đề khác. Nhấc máy lên và gọi điện cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Với dịch vụ cung cấp cây cảnh, cung cấp cây xanh bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức với chi phí hợp lí!

Nhà cửa chật chội, khói bụi, dân cư đông đúc là nguyên nhân làm cho bầu không khí của chúng ta trở nên ngột ngạt, khó thở, thiếu oxi. Để giải tỏa những vấn đề đó, cách tốt nhất của chúng ta là trồng cây cảnh, cây xanh để có thể thể thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên, giúp cho cuộc sống của chúng ta bớt căng thẳng, thư giãn và thoải mái với không gian sống của mình. Bạn có thể sử dụng đến dịch vụ cung cấp cây cảnh, cung cấp cây xanh tại các công ty để tiết kiệm những thứ chúng tôi đã đề cập ở trên!
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Bí quyết chọn cây cảnh phù hợp

Cây cối là lá phối xanh của trái đất. Chúng có tác dụng lọc bụi, giảm hiệu ứng nhà kính, làm môi trường mát hơn, không khí trong lành hơn. Vì vậy, những năm gần đây các khu chung cư hay tập thể dù diện tích không quá rộng cũng đều muốn mua cho gia đình một chậu cây để trong nhà.

Dạo một vòng quanh thị trường bán cây cảnh, tôi thấy có rất nhiều loại cây đa dạng từ chủng loại cho đến kích thước. Do đó không quá khó để mua được một chậu cây. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được một cây phù hợp với không gian cũng như mang lại nhiều ích lợi cho người trồng là điều cần đắn đo suy nghĩ. Sau đây là một số chia sẻ của người bán cây cảnh về bí quyết lựa chọn cây.


bí quyết chọn cây cảnh phù hợp


Cần xác định mục đích của việc mua cây

Theo những người bán cây cảnh đây là điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó là mục đích sử dụng. Bạn cần xác định mua cây làm gì để trang trí hay để tặng. Nếu mua để trưng bày bạn phải nắm rõ không gian đặt cây như thế nào đó là phòng khách, phòng ngủ hay văn phòng cơ quan tiếp đó cần phải biết lá, thân của chúng ra sao, là loại thân mềm hay thân gai, lá to hay lá kim. Bên cạnh đó bạn cũng cần có kiến thức về các yếu tố sinh lý của cây như cây ưa sáng hay bóng râm, có chịu được lạnh, cần phải chăm sóc nhiều hay không.

 Cần xác định kích thước của cây

Sau khi xác định được mục đích của việc mua cây, điều quan tâm tiếp theo đó là kích thước của cây. Tại cửa hàng bán cây cảnh có rất nhiều loại cây với kích cỡ khác nhau để bạn lựa chọn từ những chậu xương rồng bé bằng lòng bàn tay cho đến những cây cao gấp mấy đầu người như lộc vừng…Vì thế khi chọn mua, bạn nên căn cứ vào kích thước không gian bố trí cây. Những nơi rộng thì nên chọn cây to để tạo cảm giác cân xứng, còn phòng nhỏ chỉ nên lấy các cây thấp, bé để phù hợp.

Chọn loại cây

Khi bạn đã xác định được mục đích và kích thước cây thì điều quan trọng tiếp theo là xem nên chọn loại cây nào. Ở những nơi bán cây cảnh, bạn có thể thấy rất nhiều loại cây khác nhau. Vì thế, tùy từng sở thích của cá nhân hay công ty để lưạ được cây phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến một số tính năng của cây cảnh như giải độc, lọc khí, khử mùi…Nếu bạn quan tâm đến phong thủy, thì một số cây trồng giúp mang lại tiền tài, vận may cũng nên nằm trong danh sách lựa mua.

Chọn chậu

Một số người không quan tâm lắm đến điều này. Tuy nhiên đây lại là một yếu tố khá quan trọng. Thứ nhất bạn cần xác định được kích cỡ cây như thế nào để lựa chậu phù hợp với chiều cao, bề rộng, độ nông sâu của rễ để cây có thể phát triển tốt nhất. Thứ hai, bạn phải biết không gian để cây có đặc điểm như thế nào, đó là nơi to rộng hay hẹp, nhỏ. Thứ ba, chú ý đến màu sắc của tường, trần nhà cũng như là họa tiết của chúng để chọn chậu phù hợp nhất. Cái này bạn nên tham khảo người bán cây cảnh, họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Chăm sóc cây

Sau khi mua cây về thì bạn phải chăm sóc để cây có thể phát triển và xanh tốt hơn. Hãy sử dụng các công cụ như dao, kéo cắt tỉa hay dây thép để xử lý lá, cành và uốn cây theo hình dạng mà bạn mong muốn. Ngoài ra, bạn nên gắn một tấm lưới nhỏ ở phần lỗ dưới của chậu để ngăn ngừa hiện tượng sói mòn đất. Cứ 6-7 tháng, bạn nên thay đất và bón phân nhằm cải tạo đất, giúp đất có thêm dưỡng chất để nuôi cây.

Nếu ở nhà, bạn có thể tự tay làm tất cả công việc này. Còn đối với các khu văn phòng, bạn nên thuê dịch vụ chăm sóc cây trồng chuyên nghiệp.

Học hỏi những kiến thức trồng cây

Dù bạn có mua cây để trưng bày tại nhà hay văn phòng thì cũng nên trang bị cho mình một số kiến thức về những giống cây này. Việc học hỏi những điều này không quá khó, có rất nhiều sách báo, tạp chí dạy cách trồng cây. Nếu có thời gian bạn nên đăng kí tham gia vào một sô câu lạc bộ để trao đổi thêm các thông tin từ những người yêu hoa, cây cảnh. Khi có kiến thức căn bản, bạn rất dễ chăm sóc và bảo vệ cây trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài như sâu bệnh, úng nước… Nếu không có nhiều kiến thức và thời gian chăm sóc, bạn có thể lựa chọn những dịch vụ cung cấp cây xanh của những công ty cây xanh chuyên nghiệp.

Hãy thử nhiều loại cây khác nhau

Bạn nên thử nghiệm nhiều loại cây trồng khác nhau. Mỗi loại cây có một ưu điểm riêng, đối với loại cây cảnh ra hoa sẽ giúp văn phòng có thêm hương sắc, còn cây ra lá sẽ mang đến màu xanh bắt mắt, loại bỏ khí độc, giảm khói bụi. Vì thế hãy lựa chọn nhiều chủng loại cây để vừa tạo được sự đa dạng sinh thái vừa giúp mình quyết định cần loại cây nào.

Bên trên là 7 bí quyết được những người bán cây cảnh chia sẻ nhằm giúp chúng ta có thể lựa chọn được các chậu cây phù hợp với cả không gian, diện tích và lợi ích mà chúng mang lại.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Nghệ thuật trồng hoa ngược

Giờ đây trồng hoa không chỉ là niềm vui hay sở thích mà đó còn là môn nghệ thuật. Công việc này không chỉ đòi hỏi sự tinh tế, cẩn thận , tỉ mẩn mà còn là niềm đam mê lớn của những người yêu hoa. Cây cảnh được vun bón, chăm bẵm mỗi ngày, từng tí từng tí một giống như em bé để rồi một ngày vươn mình, nở những đóa hoa đẹp. Có lẽ vì điều kì diệu đó mà rất nhiều người ưa thích trồng hoa. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển cách thức trồng hoa cũng được cải thiện lên rất nhiều để phù hợp với các không gian trong các tòa nhà ở đô thị. Vì vậy mà , nhà làm vườn nổi tiếng Pattrick Morris ở NewZealand đã đưa ra phong cách trồng hoa cây cảnh đầy nghệ thuật. Những giỏ cây đầy nghệ thuật được ông treo phần rễ hướng lên trời và phần ngọn hướng xuống đất khi bố trí.

Thông thường, cây cối chịu nhiều tác động của các yếu tố sinh lý khiến ta cảm nhận được xu hướng tự nhiên của thực vật như tính hướng ân của rễ, tính hướng dương của cành lá….Một số yếu tố bên ngoài như nhu cầu dinh dưỡng đều tác động đến quá trình sinh trưởng của cây. Khi ta xoay ngược chiều của những thực vật bình thường ( treo chúng lên, hoặc để ngang ra) thì các yếu tốt như lực hấp dẫn sẽ tác động vào nguồn dinh dưỡng cũng như các hoc môn, trong một thời gian dài như vậy các bộ phận của cây sẽ bị tác động đáng kể như rể cây sẽ hướng lên trên, cành lá ngọn sẽ chúc xuống dưới.


Hãy tìm hiểu những kỹ thuật trồng hoa cây cảnh ngược trong blog để có thể tự trồng được, nếu không muốn mất nhiều thời gian bạn có thể liên hệ với một công ty cung cấp cây xanh có uy tín để mua hoặc thuê cây cảnh, khi đó bạn sẽ có những cây cảnh đẹp với chi phí hợp lý. Có lẽ bạn sẽ tự hỏi, với kiểu bố trí này thì sẽ có khác biệt gì so với những cách bài trí thông thường khác? Bên cạnh việc những chậu cây trông khá bắt mắt, chúng còn đem lại nhiều ích lợi khác nữa.



nghe thuat hoa trong nguoc


Tiết kiệm không gian và nước

Trong không gian đô thị hiện nay, việc kiếm được nơi thích hợp để đặt những chậu trồng hoa cây cảnh là điều khó khăn khi mà mọi thứ đều khá chật trội. Từ tủ bàn, ghế đều phải bố trí thật ngăn nắp, đó còn chưa kể đến không gian sinh hoạt của những thành viên trong gia đình, vì thế nhiều người thường bỏ qua các chậu hoa cây cảnh mặc dù rất thích. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy có một khoảng không chưa được tận dụng hết đó là trần nhà. Việc treo những giỏ cây lên đó là một giải pháp sử dụng không gian vô cùng hợp lý.

Ngoài ra, khi bạn bố trí cây cảnh như vậy cũng một phần giúp giảm bớt lượng nước bốc hơi bay khỏi mặt đất.

Làm sạch không khí

Qua môn sinh học, chúng ta đều biết rõ cây cối có tác dụng quan trọng trong việc làm sạch không khí. Quá trình quang hợp của cây sẽ giúp thanh lọc bụi, CO2 và những khí độc hại khác. Ngoài ra, trong môi trường đô thị, các tòa nhà văn phòng hay khu dân cư đều trong tình trạng khép kín đồng thời với một số lượng người quá lớn trong một không gian sẽ tạo nên cảm giác ngột ngạt, bức bách. Vì thế, khi treo những chậu cây lên trên trần nhà, sẽ giúp không khí lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái cho mọi người.


cung cap cay xanh trong nguoc


Có lợi cho sức khỏe

Cây cối được ví như lá phổi xanh của hành tinh. Vì vậy, không cần quá bàn cãi về công dụng này. Ngoài việc giúp làm sạch không khí, loại bỏ khí CO2 cây hoa cảnh còn tạo cảm giác mát mẻ cho những tòa nhà. Khi đặt những chậu hoa cây cảnh trong phòng làm việc, bạn sẽ thấy rất thoải mái, tỉnh táo, làm việc năng suất hơn, đồng thời cũng giảm căng thăng trong cuộc sống cũng như công việc.

Sau đây, mình sẽ giới thiệu một số loại cây thích hợp trong việc trồng trong nhà.

Tiểu hồng môn

Hay còn được biết đến với cái tên Hồng hạc. Cây có những tán lá ngoài màu xanh tươi mát, bao bọc lấy một lá bắc dạng hoa hình trái tim màu đỏ hồng giống như loài Hồng hạc. Trông cây này không qua khó, chỉ cần bạn đảm bảo đủ lượng nước trung bình để để đất ẩm. Mội bưởi sang bạn có thể tưới phun dạng sương một vài lần là có thể cung cấp nước cho cây cả ngày. Ngoài ra, cây chỉ có nhu cầu tầm 60-70% ánh sáng do đó bạn nên hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Cau vàng bụi nhỏ

Giống hoa cây cảnh này thuộc cùng một loài với loại cau vàng, tuy nhiên kích thước của cây nhỏ hơn rất nhiều. Theo một số báo khoa học, loài hoa cây cảnh này có tác dụng thanh lọc không khí cực tốt. Bên cạnh đó, cau vàng bụi nhỏ cũng chịu được ánh sáng, nên bạn có thể thoải mái treo chúng ở ban công hay cửa sổ đầy nắng. Tuy nhiên, loại hoa cây hoa cảnh này khá ưa nước và cũng rất nhạy cảm với các loại hóa chất có trong môi trường.

Dương xỉ răng lược

Loại hoa cây cảnh này có cấu tạo khá khác so với những cây dương xỉ mọc xung quanh nhà chúng ta. Nó có phần lá xẻ thủy tới tận gân trông như hình chiếc lược. Cây thường mọc nhiều dưới các tán rừng nhiệt đới với tên gọi là Tế Guột. Trồng loại cây này không quá khó khi nó không cần chăm sóc nhiều, chỉ cần bạn phun nước mỗi sáng và để cây ngoài ánh sáng là được.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc mua bán cây cảnh

Mua bán cây cảnh là một trong những công việc mới nhưng phát triển rất mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Rất nhiều người, đặc biệt là nông dân, trở thành triệu phú thậm chỉ tỉ phú nhờ mua bán cây cảnh. Tuy nhiên, cũng giống như bao ngành nghề kinh doanh khác, nghề mua bán cây cảnh cũng có những thăng trầm và rủi ro nhất định. Thị trường có lúc đông đúc, nhộn nhịp, có lúc lại lắng xuống.  Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mua bán cây cảnh.

Thời điểm

Trong năm, thời điểm mà thị trường cây cảnh sầm uất nhất có lẽ là vào dịp Tết cổ truyền.  Bởi lẽ ai cũng muốn trang trí nhà cửa thật đẹp đẽ đón năm mới, do vậy mà nhu cầu mua cây cảnh tăng đột biến. Vào dịp này, những loại cây cảnh phong thủy, mang ý nghĩa đem đến an khang, thịnh vượng là được ưa chuộng hơn cả. Ngoài ra, những loại hoa cảnh mang vẻ đẹp rực rỡ, đầy sức sống cũng rất được yêu thích.
Vào dịp Tết, những loại hoa cây cảnh được người Việt ưa chuộng nhất là: hoa đào, hoa mai, hoa cúc, hoa hồng, cây quất…
Ngoài dịp Tết, vào những dịp lễ khác như: quốc khánh, quốc tế lao động, ngày nhà giáo Việt Nam, giáng sinh…, nhu cầu tiêu thụ cây cảnh cũng tăng lên. Vào những dịp này, nhiều cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học…cũng thường tổ chức trang trí không gian làm việc bằng cây cảnh.


một số yếu tố ảnh hưởng đến mua bán cây cảnh


Không gian sống

Một trong những lí do để việc mua bán cây cảnh trở nên phát triển, đó là bởi nó sẽ giúp cải thiện môi trường sống, mang đến cảm giác thoải mái dễ chịu. Và bởi vì vậy nên hẳn nhiên là, nhu cầu mua cây cảnh ở những thành phố bao giờ cũng cao hơn nông thôn rất nhiều. Những người sống ở đô thị, nơi cuộc sống quá ngột ngạt, không khí ô nhiễm , luôn rất cần đến những không gian xanh. Do đó, cây cảnh thường được người ta trồng nhiều ở những vùng quê, sau đó được chăm sóc và bán cho những gia đình sống ở thành phố.

Thời tiết

Đối với những người mua bán cây cảnh tại các cửa hàng hoặc nhà vườn, vấn đề thời tiết thường không ảnh hưởng nghiêm trọng lắm. Thế nhưng, với những người bán hoa, cây cảnh dạo thì thời tiết lại luôn là một vấn đề lớn. Họ cùng chiếc xe chở đầy hoa, cây cảnh của mình rong ruổi trên khắp các con phố. Nếu thời tiết dễ chịu thì việc bán sẽ thuận lợi hơn. Nhưng nếu bỗng dưng mưa nắng thất thường, họ không những không bán được hàng, mà còn có thể lâm vào cảnh hoa hỏng, không thể bán được nữa, đành chấp nhận lỗ.

Ý nghĩ phong thủy của từng loại cây

Hiện nay, càng ngày người ta càng quan tâm đến ý nghĩa phong thủy khi mua cây cảnh. Đó là lí do mà những cửa hàng chuyên mua bán cây cảnh phong thủy thường khá đông khách.  Người ta thường thích mùa những cây cảnh mang ý nghĩ đem đến hòa khí, sự an khang thịnh vượng.. để đặt trong ngôi nhà của mình. Các doanh nghiệp, cửa hàng,..thì thích đặt ở nơi làm việc những chậu cây có ý nghĩa giúp công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt. Vào dịp khai trương, khánh thành nhà mới.. người ta thường thích tặng nhau những loại cây có ý nghĩ khai vận, mang đến may mắn về sau.
Nghề mua bán cây cảnh, cũng giống như bao nghề kinh doanh khác, luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố liên quan đến nhu cầu tiêu dùng của con người. Vượt qua những khó khăn của nghề, những người mua bán cây cảnh đã giúp thị trường cây cảnh ngày một phát triển hơn.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Những công dụng tuyệt vời của hoa cúc

Hoa cúc từ lâu vốn được biết đến là loại cây cảnh đẹp, được nhiều gia đình Việt yêu thích. Ngoài vẻ đẹp sang trọng, rực rỡ, hoa cúc còn được yêu thích bởi lối sống bền bỉ, khiêm nhường. Ngày Tết, người Việt thích chưng hoa cúc để trang hoàng nhà cửa và cầu mong một năm mới sung túc ấm no. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bên cạnh vẻ đẹp rực rỡ, hoa cúc còn có tác dụng làm đẹp và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ


Làm đẹp bằng hoa cúc

Để có được làn da hồng hào, khỏe mạnh, chị em phụ nữ thường nghiền thật mịn hoa cúc, trộn chung với phục linh rồi pha với nước ấm và một ít rượu. Uống hỗn hợp này mỗi ngày có thể giúp làn da sáng và mịn màng hơn.

Ngoài ra ngâm mình thư giãn trong bồn nước nóng được rải hoa cúc tươi cũng có tác dụng rất hữu hiệu trong việc chăm sóc sắc đẹp. Phương pháp này sẽ giúp bạn giải nhiệt và tăng cường quá trình lưu thông máu.

Bên cạnh đó, dung dịch được đun bằng nước, hoa cúc và ít lá hương thảo có thể giúp làm sạch da rất tốt. Rửa mặt, cổ.. bằng dung dịch này sẽ hạn chế bớt việc da bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa da.
Như vậy, hoa cúc không những là loại cây cảnh đẹp, giúp tô điểm không gian xung quanh mà còn giúp bản thân chúng ta có thể cải thiện và duy trì sắc đẹp.

Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc

Có rất nhiều loại hoa cúc và mỗi loại có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Chẳng hạn như cúc vạn thọ, không những là loại cây cảnh đẹp được yêu thích, mà còn có thể giúp mát gan, giải nhiệt, trị ho, chữa đau răng, đau mắt...

Một loại hoa cúc khác cũng rất quen thuộc đó là kim cúc. Trong Đông y, thuốc được bào chế từ kim cúc có thể chữa được rất nhiều bệnh. Trong đó có thể kể đến như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi..

Một loại cây cây cảnh đẹp khác rất được ưa chuộng là sơn bạch cúc. Loại hoa này còn có tác dụng tuyệt vời trong việc trị ho, tiêu đờm, giải độc..Người bị rắn cắn hoặc ong đốt, có thể ép sơn bạch cúc ép lấy nước, rồ đắp lên vết thương, công dụng rất tốt.

Dưới đây là một số loại thực phẩm chế biến từ hoa cúc rất tốt cho sức khỏe.


trà hoa cúc
Trà hoa cúc


Trà hoa cúc

Trà hoa cúc từ lâu được biết đến là thức uống vô cùng thanh mát. Kết hợp hoa cúc với trà xanh sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng và chữa trị chứng nhức đầu rất hiệu quả. Ngoài ra, kết hợp trà hoa cúc với bồ công anh và hoa kim ngân có thể giúp tiêu độc, chữa ngứa, mụt ngọt..
Uống nhiều trà hoa cúc còn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường và hạn chế những biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.

Cháo hoa cúc

Những người hay hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp hay những người vừa bị tai biến mạch máu não nên thường xuyên được ăn cháo hoa cúc vì nó rất tốt cho với những người bị bệnh này.

Nước sắc hoa cúc

Nước sắc hoa cúc có thể phát huy tác dụng tốt hơn nếu được kết hợp với các loại thảo dược khác. Hoa cúc sắc với huyền sâm và mạch đông, có thể chữa cảm lạnh, nóng sốt, khô miệng...

Với vẻ đẹp rực rỡ, hoan hỉ, nhiều ý nghĩa, cùng với những tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe, không khó hiểu khi hoa cúc luôn được ưa chuộng.  Không chỉ là loại cây cảnh đẹp, hoa cúc còn là người bạn đồng hành với sức khỏe và sắc đẹp của chúng ta.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Vai trò của việc đặt cây cảnh trong văn phòng

Hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến một hội chứng gọi là bệnh văn phòng. Nó là hội chứng hay xảy ra đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường văn phòng căng thẳng. Nguyên nhân có thể do những áp lực công việc, do phải ngồi máy tính liên tục, hoặc thậm chí do môi trường văn phòng quá ngột ngạt. Cung cấp cây cảnh cho văn phòng là một giải pháp vô cùng hữu ích để cải thiện tình trạng này.


vai trò việc đặt cây cảnh văn phòng

Những tác động tích cực

Đối với những người làm việc văn phòng, thời gian một ngày của họ có đến 8-10 giờ đồng hồ, hoặc thậm chí nhiều hơn, là ngồi bên bàn làm việc. Họ tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng màn hình gây nhức mỏi mắt. Ngồi nhiều khiến các cơ đều đau nhức. Thậm chí, máy lạnh cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của nhân viên, văn phòng cần được thiết kế thông thoáng, không khí trong lành. Cung cấp cây cảnh để làm đẹp văn phòng và tạo nên môi trường làm việc thân thiện là một trong những xu hướng tích cực hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu, màu xanh của cây có thể giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực. Dành vài phút để ngắm cây xanh có thể giúp mắt được thư giãn và dễ chịu. So với những gam màu khác, màu xanh luôn tạo cảm giác thư thái hơn rất nhiều.

Một tác động tích cực nữa của việc cung cấp cây cảnh cho văn phòng, đó là nó tạo ra không khí trong lành mát mẻ. Cây xanh có thể hấp thu bớt khí độc, cản bụi và cung cấp nhiều oxi. Văn phòng làm việc thường được thiết kế theo dạng hộp, và sử dụng điều hòa không khí. Việc này thực sự gây cảm giác rất bức bối, ngột ngạt và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhân viên. Thay vào đó, điều hòa không khí tự nhiên bằng cây xanh tốt hơn rất nhiều. Vừa thân thiện với thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, lại tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến tính thẩm mỹ mà việc cung cấp cây cảnh mang lại cho văn phòng. Cuộc sống đô thị hiện đại khiến diện tích các công trình cứ thế dần thu hẹp lại. Những cao ốc văn phòng san sát nhau dù mang lại vẻ năng động hiện đại nhưng lại cứng nhắc, rập khuôn. Đặt cây cảnh trong văn phòng sẽ làm không gian làm việc trở nên có sức sống hơn, tạo nên sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Công việc vì thế cũng sẽ vui vẻ và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.


cách đặt cây cảnh văn phòng

Nên đặt cây cảnh trong văn phòng thế nào?

Các văn phòng hiện nay thường tìm đến các công ty cây cảnh để mua hoặc thuê cây. Trong đó, xu hướng thuê cây vẫn được ưa chuộng hơn. Vì nó ít tốn kém hơn, lại không cần phải lo nghĩ đến vấn đề chăm sóc. Bởi đơn vị cho thuê sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn và đảm bảo bạn sẽ luôn có được môi trường làm việc xanh mát và dễ chịu nhất.

Khi chọn cây cảnh đặt trong văn phòng, nên chọn những cây có tác dụng lọc khí tốt như vạn niên thanh, dương xỉ, xương rồng. Bên cạnh đó, văn phòng là nơi thường xuyên có người qua lại. Vì vậy, tránh chọn những cây tán rộng, thân xù xì gai góc. Nên chọn những cây nhỏ gọn, có thể chịu được bóng râm và ít sâu bệnh. Ngoài ra, nên quan tâm đến màu sắc cây, hoa và chậu trong mối tương quan với màu sắc của văn phòng để tạo nên tính hài hòa và thẩm mỹ.

Trước khi quyết định đặt cây cảnh trong văn phòng, bạn nên tìm đến các công ty cung cấp cây cảnh để được tư vấn về loại cây, cách bố trí..Họ sẽ dựa trên mục đích, diện tích văn phòng, thiết kế của công ty...để giúp bạn chọn ra giải pháp tốt nhất.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Độ ẩm và phân bón ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cảnh

Bên cạnh các yếu tố như đất, nước, ánh sáng có 2 yếu tố chúng ta cũng cần phải quan tâm trong khi chăm sóc cây cảnh là yếu tố về độ ẩm và phân bón. Trong thời gian đầu mới mang cây về nhà, người chăm sóc phải thật chú ý chăm sóc cho cây cảnh để cây nhanh chóng thích ứng được với môi trường mới. Mua bán cây cảnh hiện nay là một hoạt động thương mại phổ biến trên thị trường. Những người bán cây cảnh có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn lựa chọn được cho mình cây cảnh phù hợp! Nếu bạn đã mua cây cảnh, sau đây là những thông tin cần thiết về độ ẩm và phân bón cho cây phát triển:


ảnh hưởng độ ẩm đến phát triển cây

Độ ẩm ảnh hưởng đên sự phát triển của cây cảnh:

Tại sao độ ẩm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của cây cảnh? Mặc dù vào mùa đông cây cảnh ít tăng trưởng và không cần nhiều nước, tuy nhiên chúng vẫn cần được chăm sóc ở những độ ẩm phù hợp. Độ ẩm giúp cây cảnh giảm bớt sự mất nước thông qua các quá trình thoát hơi nước. Hơi nước sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng sinh trưởng và giữ nước cho cây cảnh khỏe mạnh.

Làm thế nào để cải thiện được độ ẩm cho cây cảnh? Độ ẩm hơi khô trong một căn nhà hoặc căn hộ có thể được thay đổi theo chiều hướng có lợi cho cây cảnh của bạn. Đặt cây cảnh của bạn trên một "khay nước ẩm" với đầy sỏi trang trí, sẽ giúp tăng độ ẩm cho cây cảnh của bạn. Một giải pháp khác là phun nước ( phun sương) thường xuyên cho cây cảnh, thường thì tại những cửa hàng bán cây cảnh như hoa cây cảnh hay sử dụng phương pháp này. Phun sương là phương pháp làm ẩm phổ biến nhất. Nó còn có một lợi ích đi kèm bên cạnh cung cấp độ ẩm cho cây là loại bỏ bụi bẩn từ cây cảnh của bạn. Bụi bẩn ngăn chặn ánh sáng mặt trời và cản trở việc trao đổi oxy, carbon dioxide của cây cảnh. Hãy chắc chắn để sử dụng phun sương cho cây ở nhiệt độ phù hợp với phòng bạn để tránh cho cây khỏi bị thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột!

Đặt cây cảnh trong nhà của bạn tránh xa khỏi cá ô cửa mát mẻ, cửa sổ và các nguồn nhiệt, chẳng hạn như lỗ thông hơi, tản nhiệt, và lò sưởi, để tránh làm khô cây một cách nhanh chóng. Nếu ánh sáng mặt trời nóng gắt hơn mong muốn, nó cũng khiến cây cảnh của bạn bị khô nhanh chóng.  Vì vậy, hãy duy trì một lịch trình tưới nước cho cây cả trong mùa đông cũng quan trọng như trong mùa hè. Tốt nhất, trước khi mua cây cảnh, bạn nên hỏi ý kiến người bán cây cảnh để nhận được sự tư vấn hợp lí.


phân bón và độ ẩm ảnh hưởng đến cây cảnh

Bón phân cho cây cảnh của bạn:

Tại sao cây cảnh cần bón phân? Chậu cây cảnh là môi trường nhân tạo với một không gian nhỏ bé nhưng đòi hỏi phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cây xanh trong một thời gian dài. Như vậy, ngoài việc tưới nước thường xuyên, cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm cho cây bạn cần bón phân định kì cho cây để đảm bảo cây phát triển tốt!

Phân bón thường được gọi là thức ăn của thực vật – đây chỉ là khái niệm hẹp. Cây cảnh cần chủ yếu hai thức ăn chính là khí Cacbon dioxit và nước, khi cây được tiếp nhận ánh sáng mặt trời thì 2 thứ này sẽ chuyển thành thức ăn chính của cây là Carbohydrate.

Nitơ, phốt pho, kali, và các yếu tố nhỏ có trong phân bón rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và Enzyme cho phép cây quang hợp và tăng trưởng. Nitơ - N chịu trách nhiệm (một phần) cho màu sắc màu xanh của lá cây và phân chia tăng trưởng mới. Nó ảnh hưởng đến kích thước lá và chiều dài lá. Nitơ cần thiết cho quá trình phân bào và sản xuất các protein. Phốt pho - P cũng là cần thiết cho sự phân chia tế bào và là một yếu tố cần thiết trong DNA, RNA và các chất béo. Nó làm cho cây lá màu xanh đậm; gắn liền với sự phát triển gốc và hoa. Kali – K kích hoạt một số enzyme tế bào và được kết hợp với hoạt động của tế bào khỏe mạnh. Thiếu hụt có thể dẫn đến một úa vàng của lề lá.

Bạn nên sử dụng loại phân bón như thế nào ? Hãy dùng phân bón tỉ lệ 20-20-20 để cân bằng cây cảnh của bạn. Con số 20-20-20 là tỷ lệ phần trăm tính theo trọng lượng của NPK (đạm, lân và kali) có trong phân bón. Những yếu tố này cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và enzyme cho phép cây quang hợp và phát triển tốt hơn! Nếu bạn không chắc chắn mình cần sử dụng bao nhiêu phân bón, hãy làm theo các hướng dẫn trên nhãn và không bao giờ sử dụng hơn so với khuyến cáo. Phân bón là một điều tốt, nhưng sử dụng nó quá nhiều có thể khiến cây cảnh bị chết!

Nếu bạn đã mua cây cảnh thì việc chăm sóc cây cảnh là một điều tất nhiên bạn phải quan tâm, ngoại trừ trường hợp bạn thuê luôn dịch vụ chăm sóc cây cảnh. Trên thị trường mua bán cây cảnh hiện nay không khó để bạn chọn được cho mình những cây cảnh phù hợp và nhớ là trước khi mua nó, hãy hỏi ý kiến người bán cây cảnh để có sự lựa chọn phù hợp nhất!
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Lịch sử của nghệ thuật Bonsai

Bonsai là một cái tên rất Nhật Bản. Sự phát triển của nghệ thuật bonsai và những nghệ nhân bonsai nổi tiếng đều xuất phát từ quốc gia này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nguồn gốc của nghệ thuật bonsai bắt nguồn từ nghệ thuật cắt tỉa cây cảnh phong thủy trong lòng cái nôi văn hóa của châu Á – Trung Quốc.
Bonsai chính thức xuất hiện từ thời nhà Đường vào thế kỷ 7 và chính thức phát triển mạnh mẽ vào thời Edo và Minh Trị (từ thế kỷ 16 đến 19).


lịch sử phát triển bonsai


Bonsai, xuất phát điểm, là thú vui tao nhã của giai cấp thượng lưu và những gia đình quý tộc. Trong giai đoạn phát triển đỉnh cao này của Bonsai, nghệ thuật cắt tỉa cây cảnh này đã lan rộng vào đi sâu vào từng ngôi nhà của người Nhật. Không chỉ còn là thú vui của đại gia, bonsai trở thành một nét văn hóa đặc trưng thể hiện tính cần cù, chịu khó, tỷ mỷ và ưa cái đẹp của người Nhật. Nghệ thuật uốn và cắt tỉa cây cảnh này khó ở chỗ nó yêu cầu người chơi phải kiên nhẫn, tỷ mỷ và bền bỉ. Người chơi phải theo sát sự phát triển từng ngày, từng ngày của cây và điều chỉnh một cách phù hợp. Tuy nhiên, sau hơn 300 năm phát triển một cách chóng vánh, thú chơi cây cảnh phong thủy này bị thu hẹp và kém phát triển hơn do yêu cầu quá cao và đặc biệt tốn thời gian (giai đoạn sau đó, hầu như người Nhật đổ tiền, đổ của vào chiến tranh và mở rộng thuộc địa).

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản trở lại với công cuộc gây dựng lại đất nước thời hoàng kim. Và vài chục năm sau đó, những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản cũng được chú trọng và đầu tư nhiều hơn. Vào những năm 1980, vẻ đẹp của Bonsai trở lại và làm sống dậy cả một vùng từ Hockaido – miền cực Bắc đến Kyusyu – miền Nam của Nhật Bản. Nếu như trước đây, chỉ người cao tuổi trồng cây cảnh như thú vui để giết thời gian của họ thì giờ đây tất cả các tầng lớp từ người già đến người trẻ đều nhìn nhận Bonsai như một cách thức giải trí thú vị. Từ việc trở thành thú vui giải trí, bonsai và nét đẹp tinh tế của nó nhanh chóng đươc nhìn nhận như một vật trang trí trong nhà hay trước cửa nhà. Ở mỗi gia đình truyền thống của Nhật Bản, Bonsai thường được đặt trang trọng trước cửa hai trên chiếu Tatami trong phòng truyền thống. Họ nhìn nhận Bonsai như linh hồn của thiên nhiên đang hiện diện trong căn nhà của họ.

Mỗi mùa xuân tới, người Nhật thường có thói quen ghé thăm những vườn cảnh Bonsai để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên khi đã được gọt dũa qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Bonsai có thể là cây thông lớn cao hàng chụ mét với dáng vẻ đầy quyền uy. Nhiều lúc, bonsai cũng có thể chỉ là những cây non nhỏ xíu, qua quá trình được uốn nắn và tỉa tót, trở thành cây cổ thụ thu nhỏ vươn cao vững chãi và tỏa bóng.

Bonsai vốn là một từ gốc tiếng Nhật có nghĩa là THU NHỎ THẾ GIỚI CỎ CÂY. Để làm được điều đó, qua hàng trăm năm qua, các nghệ nhân luôn nỗ lực và học hỏi không ngừng để có thể làm nổi bật lên vẻ đẹp tiềm ẩn của từng loại cây, từng loại hoa…

Chính vì nghệ thuật này yêu cầu độ tỷ mỷ và thời gian lâu, để hoàn thành một tác phẩm bonsai, người nghệ nhân có thể cần tới 10-20 năm lao động cần cù. Nếu không uốn khéo, bonsai thậm chí sẽ dùng cái chết để chống lại việc tiếp tục bị gò ép. Để một cây bonsai có thể sống khỏe mạnh, người nghệ nhân đã gần như coi chúng như những đứa con tinh thần của mình, chăm sóc, tưới nước, dạy dỗ chúng và đặc biệt là lắng nghe tiếng lòng, hơi thở và phản ứng của chúng.

Cho đến nay, bonsai đã trở thành một cái tên quen thuộc với người dân trên toàn thế giới. Rất nhiều nghệ nhân đã đến Nhật Bản để học cách trồng và chăm sóc loại cây cảnh phong thủy tinh tế này. Bonsai là nghệ thuộc mà con người phải nghiêng mình kính phục trước sự quý giá của sự sống và sự kỳ diệu của thiên nhiên.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Không gian mới cho hoa cây cảnh

Với dân chơi trong nghề, cây cảnh có giá thường là những cây lâu năm được uốn tỉa và tạo thế cây bởi những nghệ nhân trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, thú chơi này đang được người trẻ tiếp nhận và cách tân sao cho phù hợp với cuộc sống bận rộn và không gian chật chội của thời đại ngày nay.
Hoa cây cảnh giống như một món quà thiên nhiên ban tặng để điểm xuyết cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Thay vì mua hoa cắm vào lọ, hoa cây cảnh tươi lâu hơn và gần gũi với thiên nhiên hơn. Trong không gian sống không mấy khoáng đạt hiện nay, con người ngày càng sáng tạo trong việc đưa hơi thở của thiên nhiên nhiên vào trong căn nhà mình.

Vườn trên tường

Khi diện tích sống ngày càng bị thu hẹp, mọi không gian đều được tận dụng một cách triệt để. Vườn trên tường cũng được sinh ra dưới điều kiện đó. Giống như một chiếc giá để đồ nhiều ngăn, từng ngăn đồ một được thay bằng những chậu cây cảnh nhỏ xinh.  Bạn có thể trồng bất cứ loại cây nào mà mình thích trên đó: từ các loại hoa nhỏ cho đến cây cỏ và thậm chí là rau thơm. Với một chút khéo léo và con mắt nghệ thuật, khu vườn trên tường này sẽ là một bức tranh vô cùng sinh động về sự sống ngay trong căn phòng nhỏ vốn khó tìm được một chỗ đặt chậu cây cảnh phong thủy.


vườn treo babilon


Vườn treo Babylon

Lấy ý tưởng từ vườn treo Babylon nổi tiếng của Ai Cập, giờ đây bạn có thể tự tạo nên một vườn treo độc đáo ngay trong ngôi nhà của mình. Không tốn diện tích, không tốn tiền mua chậu cây, với những chai nhựa đã được sử dụng và những loại cây hay hoa cỏ mà mình yêu thích, một vườn treo Babylon sẽ được tái hiện ngay trong căn nhà bé nhỏ của bạn.
Đầu tiên, bạn hãy lượm nhặt cho mình thật nhiều chai nhựa 1.5l tùy vào lượng cây mà bạn muốn trồng. Mỗi chiếc chai sẽ là ngôi nhà nhỏ cho một loài cây mà bạn muốn có sự hiện diện của chúng trong khu vườn độc đáo này. Tiếp theo đó hãy đổ đầy đất vào chai và gieo hạt giống xuống. Nhớ tưới nước cho cây mỗi ngày nhé.
Đó là về phần cây, còn để chúng trở thành một khu vườn treo thật sự, vô cùng đơn giản, hãy buộc chúng lại và treo lên tường. Chắc hẳn khu vườn treo này sẽ làm bạn tốn khá nhiều công sức khi tưới nước đấy, nhưng thành quả thì thật xứng đáng phải không nào?


chậu cây cảnh bên khung cửa


Khung cửa hoa

Ngoài treo hay cố định trên tường, khung cửa cũng là một phần không gian vô cùng thích hợp để trồng hoa đặc biệt là những loài hoa ưa sáng. Hơn thế nữa, hãy tưởng tượng mỗi sáng mở cửa sổ ra, bạn chào đón ngày mới với tràn ngập ánh sáng mặt trời và thiên nhiên tươi đẹp.
Chỉ cần một giá cây đặt bên cửa sổ, không gian sống của bạn có thể sẽ thay đổi rất nhiều đấy?
Hoa cây cảnh là một loại cây cảnh tiết kiệm diện tích và phù hợp với nhiều thiết kế nội thất khác nhau. Chỉ với một chút sáng tạo và tỷ mỷ, không gian sống nhà bạn sẽ tràn đầy sức sống khi có sự tô điểm của những chậu hoa nhỏ xinh.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Trồng cây cảnh trong nhà bằng hạt hoa quả

Nhắc đến cây cảnh trong nhà, mọi người thường nghĩ ngay đến một số cây cảnh quen thuộc như cây thiết mộc lan, cây bonsai, cây dương xỉ hay một số loại hoa. Nhưng một số loại hạt hoa quả mà bạn ăn hằng ngày cũng có thể làm thành một chậu cây cảnh trong nhà lạ mắt.


trong cay canh bang hat


Dễ làm

Nhân giống các loại cây cảnh trong nhà như cây thiết mộc lan, cây bonsai,… phải là những người có kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây cảnh lâu năm mới làm được. Còn bạn chỉ là người thưởng thức và sử dụng những cây cảnh ấy để trang trí cho ngôi nhà mình nên không có những kỹ thuật nhân giống cây cảnh. Tuy nhiên, bạn có thể làm một người thợ nhân giống cây cảnh trong nhà của mình bằng chính những hạt của hoa quả mà thường ngày hay ăn. Cách nhân giống bằng hạt của hoa thành cây cảnh cũng rất dễ làm.

Những hạt của một số loại hoa quả như quả thanh long, quả chanh hay hạt của quả bơ sẽ mang đến cho bạn những chậu cây cảnh trong nhà vừa ý và đẹp mắt.


Làm chậu cây cảnh trong nhà từ hạt thanh long khá dễ. Bạn chỉ cần nạo ruột thanh long ra một bát nước sau đó vò để tách hạt ra khỏi thịt quả. Dùng một chiếc vải khô để thấm hết nước trên hạt thanh long, sau đó để ngoài thời tiết mát trong vòng 3 hoặc 5 ngày. Tiếp đến, bạn chọn một chậu để đựng cây, có thể to hoặc bé tùy theo sở thích của bạn và tùy theo nơi đặt chậu cây cảnh. Bạn rải một lớp sỏi xuống đáy chậu, bên trên là đất và trên cùng đặt một khuôn hình như trái tim, hình vòng tròn hay hình ngôi sao,.. rồi rải sỏi trắng phía bên ngoài, hạt thanh long phía trong khuôn. Lấy nilong bọc lại để trong một ngày ở nơi có nhiều ánh sáng. Sau một tuần, hạt thanh long mầm bạn lại thay lớp nilong đó và chăm sóc cho cây lớn hẳn.


Chanh được sử dụng hằng ngày để pha nước đường chanh thanh mát, cho vào nước rau luộc thêm vị chua hay để pha nước chấm. Nhưng hạt chanh lại có thể làm thành một chậu cây cảnh trong nhà. Những hạt nguyên vẹn của hai quả chanh là đủ cho một chậu cây cảnh. Những hạt này sẽ được ngâm vào nước từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ, sau đó được thấm khô bằng giấy và bóc vỏ cứng bên ngoài hạt ra. Bạn chọn chậu để trồng cây theo ý thích rồi cho đất đã tưới ẩm vào và đặt hạt chanh theo thành chậu cho đến khi kín hết. Sau đó rải đá lên và đặt ra chỗ thoáng mát và nhiều nắng. Khoảng 5 ngày những mầm chanh non sẽ lách qua những khe sỏi để vươn lên và để cây phát triển nhanh khoảng 2 ngày bạn nên tưới nước một lần.



trồng cây cảnh bằng hạt hoa quả


Tiết kiệm và dễ bày trí

Với những chậu cây cảnh trong nhà bằng hạt của các loại hoa quả tự làm sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Theo giá thị trường hiện nay của các loại cây cảnh trong nhà thấp nhất cũng vài trăm nghìn trở lên. Còn những chậu cây cảnh tự làm này lại có giá rẻ đến bất ngờ. Chỉ với hơn chục nghìn một quả thanh long hay vài nghìn động hai quả chanh là bạn đã có một chậu cây cảnh lạ và độc đáo.

Do tự làm nên những chậu cây cảnh này to hay nhỏ tùy vào sở thích, và hình dáng của nó cũng rất đa dạng phụ thuộc vào trí tưởng tượng  của bạn. Những chiếc chậu có thể là một tách trà, một chiếc cốc, một chiếc đĩa sâu lòng hay một cái hộp,… với các kiểu dáng đa dạng như hình trái tim, hình ngôi sao, hình con gấu,…


Đặc biệt, những chậu cây cảnh trong nhà này có hình dáng nhỏ xinh nên bạn có thể bày trí chúng ở bất cứ chỗ nào bạn muốn, như trên bàn của phòng khách, tại bàn làm việc hay ngoài ban công.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Tưới nước cho cây trồng trong nhà

Cùng với mức sống và thu nhập ngày càng tăng cao của người dân, các thú vui của tầng lớp thượng lưu như cây cảnh phong thủy, cá cảnh, chim kiểng ngày càng được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, “đất chật người đông”, việc có được một khu vườn để thỏa mãn thú vui tao nhã ấy không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế cây cảnh trong nhà, cây cảnh văn phòng ngày càng được ưa chuộng. Cùng với việc trồng, việc chăm sóc cây cảnh cũng ngày càng được chú ý. Cây cảnh là loại cây khó trồng và khó chăm sóc vì thế chăm sóc cây đúng cách cũng là một điều không hề dễ dàng với những tay chơi cây cảnh nghiệp dư thậm chí là công việc đơn giản nhất TƯỚI NƯỚC CHO CÂY.



tuoi nuoc cho cay canh trong nha

Đất, nước và không khí là ba yếu tố để bất cứ thực vật nào sinh sôi và phát triển. Đất và không khí luôn có sẵn trong không gian sống nhà bạn nhưng nước thì khác. Chính vì thế, tưới nước cho cây mỗi ngày là điều kiện tiên quyết để cây xanh lá mỗi ngày.

Những cây trồng trong vườn hay rừng thường ít cần tưới nước vì chúng đã có một nguồn nước vô tận từ đất mẹ thiên nhiên và những cơn mưa bất chợt. Tuy nhiên, cây cảnh trong nhà vốn không thể tiếp xúc với nguồn nước đó. Lượng nước mà chúng ta cung cấp hàng ngày là duy nhất với chúng.

Tuy nhiên, đây cũng là một lợi thế vì  chúng ta có thể kiểm soát lượng nước cung cấp cho cây. Với mỗi loài cây, chúng có đặc điểm rễ riêng và khả năng hút nước riêng. Chính vì thế không chỉ lượng nước tưới cho cây quan trọng mà số lần tưới nước trong ngày cũng quan trọng không kém.

Chính vì thế, trước khi tưới nước hãy kiểm tra thật kỹ loại rễ (khả năng hút nước của cây), loại lá cây (tốc độ thoát nước của lá), chất liệu đất trồng …. Có một mẹo nhỏ khi tưới nước, nó nằm ở lỗ thoát nước bên dưới chậu cây. Thông thường, hãy tưới cho đến khi nào nước ngấm hết vào đất và thoát ra từ lỗ nhỏ đó.

Loài cây, loại rễ, loại lá và môi trường sống trước đó của cây là những  yếu tố quyết định nhu cầu nước thật sự của cây cảnh văn phòng. Ví dụ, các loài cây có lá dày mọng nước hay dạng lá kim là những cây trước đó đã sống nhiều ở vùng khô hạn. Chính vì thế chúng cần ít nước hơn những loài cây có lá xanh thẫm, mỏng, bản rộng.

Bên cạnh đất thì độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng tới nhu cầu nước của cây. Độ ẩm càng lớn thì nhu cầu thoát nước của cây càng giảm và vì thế lượng nước cây cần hấp thụ cũng ít hơn bình thường. Thật khó để kiểm soát độ ẩm trong nhà, yếu tố này phụ thuộc vào thời tiết, mùa trong năm và cả địa điểm của căn nhà. Mùa đông thường khô hanh trong khi mùa xuân thì ẩm ướt. Trời vừa mưa xong thường có độ ẩm cao hơn trời nắng đã nhiều ngày. 

Một dấu hiệu nhỏ để nhận biết phản ứng của cây với độ ẩm trong không khí chính là màu sắc trên đỉnh lá của cây. Nếu đỉnh lá ngả màu nâu và bắt đầu khô héo chứng tỏ cây thiếu độ ẩm và thiếu nước. Ngược lại, nếu độ ẩm trong không khí quá dày, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một lớp sương nhỏ trên bề mặt lá cây.

Do đó, tưới cây không chỉ phụ thuộc vào loại cây mà còn phụ thuộc vào thời tiết và nhu cầu hiện tại của cây. Không ai có thể cân đo đong đếm lượng nước phù hợp với từng loại cây là bao nhiêu đặc biệt là cây cảnh văn phòng. Chăm sóc cây và tưới nước cho cây là cả một quá trình cần sự tỉ mỉ và kiên trì. Một điều lưu ý khi chọn mua những loại cây cảnh trong nhà, bạn nên chọn nơi cung cấp cây xanh uy tín để mua. Gợi ý cho bạn là nên mua cây cảnh của công ty cây cảnh Tầm Nhìn Châu Á - Asian Vision, công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng !
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Phong thủy cho bàn làm việc của bạn

Không chỉ cây cảnh phong thủy, để chiếc bàn làm việc của bạn hợp phong thủy và hỗ trợ tốt cho con đường tài lộc của bạn, những vật trang trí nhỏ và may mắn là không thể thiếu. Nhưng sắp xếp chúng như thế nào, đó không phải là chuyện ai cũng nắm rõ. Điều này còn phụ thuộc vào hướng bàn làm việc, loại đồ vật mà bạn chọn cũng như tuổi tác và vận mệnh của bạn. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó mà không phải thuê bất cứ một công ty cây cảnh chuyên nghiệp nào !


cach dat cay canh hop phong thuy


Cách đặt cây cảnh văn phòng phù hợp

Một chậu cây nhỏ không chỉ làm tươi mát bầu không khí xung quanh mà còn có thể làm con đường thăng tiến và tài lộc của bạn trở nên dễ dàng hơn. Dù tin hay không cũng hãy thử chú ý đến điều này một chút.

Hướng Đông Nam thuộc hành Mộc, vì thế, nhiều người cho rằng đây là hướng thích hợp nhất để đặt cây xanh vì nó sẽ giúp sinh ra nhiều vượng khí. Ngoài ra bày trí cây cối hướng Bắc (hành Thủy) sẽ giúp sự nghiệp gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Hai hướng trên vô cùng thích hợp để đặt cây. Một lưu ý nữa là bạn nên tránh bài trí cây cối ở hướng Tây Nam, Đông Bắc hay vị trí giữa phòng vì Kim – Mộc và Kim – Thổ tương khắc. Do đó, bạn cũng nên tránh đặt cây ở hướng Tây và Tây Bắc – hành Kim.
Tất cả các vị trí trên đều được xem xét dựa trên ngũ hành, tuy nhiên hướng đặt cây xanh tốt nhất là hướng gần với nước và ánh sáng – hai nhân tố không thể thiếu để cây tồn tại và phát triển. Cây luôn xanh tươi và phát triển mới là yếu tố quan trọng nhất khi bạn trồng và chăm sóc chúng. Do đó, cây nên được đặt ở một góc cố định trên bàn làm việc và ở vị trí có thể dễ tiếp cận với nguồn sáng nhưng phải là nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhưng ít tác động đến nó để hạn chế việc vận khí bị phân tán.

Một vài vật phẩm cát tường khác

Theo phong thủy, giữa bàn làm việc là vùng liên quan tới sức khỏe. Vì thế vùng này cần giữ sạch sẽ. Phần phía sau, góc bên trái là vùng giàu sang, tài lộc. Bạn có thể đặc một bao đỏ có 9 hoặc 3 đồng tiền để có thêm may mắn.

Ngoài ra, một số vật trang trí truyền thống như Tỳ Hưu, Kỳ Lân, Long Mã… nếu bạn có sưu tập thì nên đặt đúng cách (hướng đầu về phía cửa chính hoặc cửa số để thu hút tài khí của bốn phương hay trừ tà…)

- Tỳ Hưu là một loài thú có một sừng, mình có nhiều lông dài, xoắn quăn. Tỳ Hưu có nhiều công dụng như trừ tà hay thôi tài… và cũng khá dễ sử dụng.
- Nghê không có sừng, lông uốn xoăn, hàm răng nanh sắc nhọn mang tính bảo vệ chủ nhân là chính. Nếu để trên bàn, con đực đặt bên trái, con cái đặt bên phải theo hướng ghế ngồi nhìn lên bàn..

- Long Mã (ngựa rồng) là sự kết hợp hoàn hảo với đầu rồng, thân ngựa. Loài vật này biểu thị cho tham vọng, tinh thần cạnh tranh, tính kiên trì và danh tiếng. Có chúng trên bàn làm việc sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn cho chủ nhân.

- Long ngư (cá đầu rồng) là biểu tượng của sự tài lộc, giàu sang, trù phú và phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn đang làm một số công việc liên quan đến tài chính hay chứng khoán, sự hiện diện của long ngư trên bàn làm việc của bạn là một sự lựa chọn đúng đắn.
hình tượng mang tài lộc sự giàu sang, tiền bạc và sự phát triển mạnh mẽ…

- Voi to khỏe là hình tượng biểu trưng cho sự vững mạnh. Với sức mạnh và bản năng của voi, chúng sẽ tiếp thêm sưc mạnh và quyền lực cho chủ nhân…

Tuy nhiên bạn cần chú ý về hình tượng loài rùa hay rùa đầu rồng (quy long). Mặc dù đây là một linh vật cát tường, hình tượng về rùa biểu thị cho khát vọng, trí thông minh, địa vị, đặc biệt là tuổi thọ và sự hòa thuận (hai tính cách đặc trưng tiêu biểu cùa rùa), nhưng tuyệt đối không nên bài trí rùa trên bàn làm việc. Vật phẩm này chỉ có thể được bài trí khi có sự kết hợp giữa chúng với gậy như ý, đồ hình bát quái hay lưỡng nghỉ.

Khi đã quyết định đặt cây cảnh văn phòng và các vật phẩm phong thủy trên bàn làm việc bạn cần hiểu rõ cách sắp xếp và tác dụng của nó. Hãy biến những cây cảnh văn phòng của bạn thành nguồn tài lộc cho bạn.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Một số loại cây cảnh trong nhà theo phong thủy

Ngày nay, cụm từ cây cảnh phong thủy đã trở nên khá quen thuộc với chúng ta. Hầu hết cây cảnh phong thủy được ứng dụng ở mọi nơi đặc biệt với cây cảnh trong nhà. Cây cảnh trong nhà có rất nhiều chủng loại và kích cỡ đa dạng, chỉ cần bạn muốn là có thể dễ dàng chọn lựa được cho mình những loại cây hợp lí!


cây cảnh trong nhà teo phong thủy


Phong thủy cây cảnh là gì?


Phong thủy cây cảnh là một môn nghệ thuật ứng dụng sự sắp xếp, hài hòa giữa vật với không gian, nó là sự hội nhập cuộc sống của con người với thiên nhiên để đạt được tác dụng tích cực. Đây là một trong những cách tốt nhất thông qua đó, con người có thể đạt được những lợi ích tối đa từ thiên nhiên. Một số loại cây nếu đặt ở những vị trí thích hợp có thể mang lại nhiều may mắn cho cuộc sống con người.

Phong thủy là xếp đặt trong môi trường thích hợp. Trong thực tế, lĩnh vực tâm linh được xem là có liên quan đến các khu vực bao quanh cây cảnh, bởi các khía cạnh bên ngoài có thể phản ánh nội bộ. Một số người tin tưởng vào tác dụng tâm linh của các cây cảnh phong thủy nhưng cũng không ít người chưa tin vào nó.


cây cảnh hợp phong thủy



Một số loại cây cảnh trong nhà theo phong thủy:


Sau đây là một số cây cảnh trong nhà thông dụng trong phong thủy và những vị trí đặt chúng ta thường hay bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày:

-    Cây ngọc bích: Cây ngọc bích là một cây xương rồng duyên dáng, loại cây cảnh này cũng thường hay được đặt trong nhà giúp mang đến tiền bạc và sự thịnh vượng cho thân chủ. Cây xương rồng nhỏ, gọn và dễ thích nghi với mọi điều kiện sống có thể đặt tại bàn làm việc, bàn học tại nhà bạn!

-    Bạc vương miện: Đây là một trong những loài cây được cho là mang lại nhiều may mắn nhất cho người sở hữu với các lá mọng nước. Đây thậm chí còn là một cây cây cảnh phản ánh môi trường xung quanh tốt qua các màu sắc ánh bạc khác nhau. Cây thường được đặt trong văn phòng hoặc trong phòng khách của ngôi nhà!

-    Cây tài lộc: Cây tài lộc cũng là một trong những loại cây cảnh tốt nhất trong phong thủy, loài cây này phổ biến là cây cảnh trong nhà và cây cảnh văn phòng. Cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, tăng thêm nguồn thu nhập và đưa tới những may mắn cho thân chủ. Khi sử dụng cây, điều này đảm bảo cho việc gia đình hoặc trong việc làm ăn của bạn có thêm những khoản thu nhập mới. Những địa điểm tốt nhất cho cây cảnh tài lộc là trước cửa nhà, công ty nơi bạn làm việc vì nó thường làm gia tăng lượng tài lộc thêm dồi dào hơn!

-    Hoa cúc: Hoa cúc có màu vàng rất đẹp, cây được cho là đem lại nhiều may mắn cho thân chủ khi đặt trong nhà, tại nơi làm việc. Màu vàng được  cho là sự kết hợp của sự hạnh phúc và sự lạc quan, tốt nhất bạn nên đặt hoa cúc trong phòng khách tránh đặt trong phòng ngủ vì có thể gây xung đột với các yếu tố khác trong phong thủy. Loài hoa này cũng rất dễ dàng phát triển và không khó khăn cho những người chăm sóc chúng. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có loại cây cảnh trong nhà này để chăm sóc, đến mùa hoa nở, bạn sẽ chiêm ngưỡng những khóm hoa tuyệt sắc với mùi hương dễ chịu!

-    Hoa mận: Hoa mận biểu tượng cho sự tinh khiết, nó cũng đưa lại cho người trồng may mắn. Hoa mận nở trên cây thường có mùi hương nồng nàn. Loài cây này trong phong thủy thường thích hợp trồng ở phía bắc hoặc phía đông bắc của ngôi nhà do đây thường được cho là những khu vực tốt lành nhất! Tuy nhiên, nếu một người không quá cầu kì về hướng của ngôi nhà, họ có thể đặt ở bất cứ vị trí nào!

-    Hoa thủy tiên: Đối với người Trung Quốc hoa thủy tiên được trao cho những người thân yêu như món quà đầu năm mới! Hoa này thực sự rất đẹp và có ý nghĩa quan trọng với người dân ở đây, nó cũng rất dễ dàng phát triển. Vị trí thích hợp nhất là đặt hoa ở phía bắc hoặc đông bắc ngôi nhà.

-    Hoa huệ: Hoa huệ cũng là một cây phong thủy tốt giúp thúc đẩy sự hòa hợp và hạnh phúc trong nhà, nó khiến các thành viên trở nên hiền lành, bình tĩnh giúp tạo ra không khí hòa thuận trong gia đình. Mùi hương dịu dàng của hoa huệ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, chúng ta có thể đặt hoa trong phòng khách, thông thường là những nơi trang nghiêm, thành kính như bàn thờ, chùa chiền!

-    Hoa sen: Hoa sen là loài hoa cho thấy sự thuần khiết, sự độc quyền và sức mạnh đạo đức. Tại các pho tượng trong các ngôi chùa, hoa sen cũng thường xuất hiện ở tòa tháp, xung quanh với tác dụng làm tăng thêm sức mạnh tinh thần và sự thanh cao. Ngày nay, hoa sen thường được trồng trong các ao hồ đầu ngõ hoặc ở hai bên lối đi vào nhà!

-    Hoa mộc lan trắng : là một biểu tượng của sự tinh khiết và cũng là tình yêu, vì vậy nó có thể được giữ trong phòng khách hoặc ở không gian thiền định. Trồng một cây mộc lan trong sân trước thực sự có thể giúp mọi người nhận được rất nhiều sự hài lòng với những người xung quanh. Đây là một bông hoa may mắn hứa hẹn của sự thịnh vượng và giàu có.

-    Cây hoa đá: Cây hoa đá có lá to, dẹt và mọng nước với hoa màu vàng hoặc đỏ thường được đặt trong nhà nhằm gia tăng sự thịnh vượng cho ngôi nhà bạn ở. Loại cây cảnh trong nhà này thực sự rất dễ trồng và nhỏ gọn, thích hợp với mọi ngóc ngách nhà bạn!
Không gian trong nhà là một nơi cần sự thoải mái và yên tĩnh nghỉ ngơi sau những ngày chúng ta làm việc vất vả, vì vậy trang trí chúng với nhiều cây cảnh trong nhà là sự lựa chọn hợp lí. Cây cảnh trong nhà ngoài mang tính thẩm mĩ, tạo không khí trong lành, thư giãn còn mang lại những điều may mắn nếu vận dụng theo thuật phong thủy. Bạn có thể đứng dậy, đi ra ngoài và mang về những cây cảnh trong nhà bạn thích ngay bây giờ!
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Cây cảnh văn phòng

cây cảnh văn phòng

Cây cảnh văn phòng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho văn phòng, công ty nơi bạn làm việc. Có rất nhiều địa điểm cần đến cây xanh của bạn tuy nhiên cây xanh là một sự lựa chọn hoàn hảo để làm sinh động hơn nội thất văn phòng của bạn. Văn phòng là một nơi thực sự thích hợp để đặt cây cảnh bởi bạn không có nhiều diện tích để cho cả một vườn cây phát triển. Nhìn vào một cây cảnh văn phòng có thể tạo cho bạn cảm giác thư thái, dễ chịu hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Bạn sẽ nhận thấy rằng, khi bạn mang cây cảnh vào văn phòng của bạn, bạn làm thay đổi không gian của công ty, văn phòng, nó tạo ra một cái nhìn dễ chịu và gây thiện cảm hơn cho khách hàng cũng như chính bạn!


Một số yếu tố cần chú ý trong việc trồng cây cảnh văn phòng

Khái niệm cây cảnh văn phòng xuất hiện khi chúng ta muốn cây cảnh đưa vào trong công ty, văn phòng nơi chúng ta đang làm việc, dưới đây là một số lưu ý nhỏ trong việc chăm sóc cây cảnh:

Thiếu thời gian tưới nước cho cây

Vấn đề chăm sóc cây cảnh văn phòng cũng là vấn đề đáng để chúng ta quan tâm. Nói chung, tại các văn phòng công ty thường không có ai ở lại vào các ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật; điều đó cũng có nghĩa không có ai có thời gian chăm sóc cây cảnh ( tỉa cây, xới đất, bón phân,… ) đặc biệt là tưới nước cho chúng.

Giải pháp là: bạn hãy dùng chậu lớn và sâu với loại đất giữ nước. Điều này có vẻ trái ngược với các kĩ thuật trồng cây cảnh cơ bản, tuy nhiên việc trồng cây trong các chậu lớn và sâu là kinh nghiệm từ xưa để giữ cây sống được lâu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một nắp hộp bằng kính có thể giúp giảm thiểu sự bay hơi nước! Sử dụng một chậu đất nung không được tráng men thường xuyên để trồng cây có thể khiến cây bị chết do bị hút quá nhiều dẫn đến thiếu nước!

Đất trồng cây cảnh nhìn chung cần giàu chất dinh dưỡng và thoát nước, tuy nhiên bạn cũng không được quên việc phải tưới nước hàng ngày cho cây của mình. Nếu bạn không có điều kiện tưới nước thường xuyên cho cây cảnh, hãy pha trộn đất của bạn để giúp đất của bạn vừa giữ nước vừa có độ thoát nước nhất định! Thực hiện bằng cách thêm than bùn, cát và đất sét vào đất, tỉ lệ đá bé hơn một phần ba diện tích đất ( để giúp ngăn ngập úng phần rễ).

Cung cấp lượng ánh sáng thích hợp cho cây:

Một cửa sổ nhỏ với ánh sáng chiếu vào có thể vẫn còn ít so với lượng ánh sáng cây cảnh cần để tăng trưởng, và nếu cây cảnh của bạn thậm chí không nhận được ánh sáng như từ một cửa sổ thì đó được xem là mức ánh sáng thấp!
Giải pháp là: hãy sử dụng những cây phù hợp với môi trường ánh áng yếu hoặc sử dụng thêm đèn trong phòng bạn ở!

Xử lí các vết bẩn từ chậu cây cảnh:

Khi bạn chăm sóc cây cảnh, các vết bẩn từ việc tưới cây, bón phân, tỉa cảnh,… dây xuống nền nhà là điều khó tránh khỏi, vậy chúng ta nên làm thế nào?

Giải pháp là: bạn nên sử dụng các chậu cảnh với loại đất phù hợp! Bạn có thể đặt chậu cảnh của bạn trên một cái giá khác để đảm bảo nước sẽ được hứng xuống phía dưới và bạn không cần dịch chuyển các đồ vật xung quanh mỗi khi chăm sóc cây để tránh làm bẩn chúng!




cây cảnh trồng trong văn phòng

Cây cảnh phong thủy trong văn phòng:

Ngày nay, cụm từ cây cảnh phong thủy đã trở nên khá gần gũi và quen thuộc với chúng ta. Nhiều người tin rằng, sử dụng các cây cảnh phong thủy có thể mang lại cho bạn nhiều may mắn về đường công danh, sự nghiệp hay vấn đề tình cảm. Đặc biệt cây cảnh phong thủy được ứng dụng mạnh mẽ tại công ty, văn phòng có tác dụng làm gia tăng sự thịnh vượng, công ty làm ăn phát đạt hơn!

Những loại cây cảnh văn phòng theo phong thủy thường được ưa chuộng là: cây sung, cây cau, cây lộc vừng,… có tác dụng mang lại nhiều sự thịnh vượng hơn trong công việc làm ăn của thân chủ.


Một cây cảnh tài lộc may mắn là món quà hoàn hảo cho những người đặc biệt là mê tín vì trong truyền thuyết phương Đông, khi bạn được tặng một cây cảnh tài lộc may mắn mà không cần mua, nó sẽ tăng mức độ may mắn lên nhiều lần. Nếu người nhận chưa hiểu hết ý nghĩa của nó hãy thông báo với họ và nhắc nhở họ chăm sóc cây cảnh một cách cẩn thận để tránh làm cây bị chết! Đặc biệt với một người làm văn phòng, hãy tặng họ những cây cảnh mang ý nghĩa tài lộc để đặt tại phòng làm việc, những loại cây cảnh văn phòng này thường được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng.


Nhìn chung, xu hướng sử dụng cây cảnh phong thủy ngày nay đang ngày càng phát triển, đặc biệt là tại các công ty, cửa hàng, văn phòng. Việc chăm sóc cây cảnh có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều. Cây cảnh còn giúp người trồng rèn luyện được sự kiên nhẫn và bình tĩnh đáng kinh ngạc; những hành động cắt tỉa và tưới nước đơn giản đòi hỏi người làm có một thái độ thoải mái, hạnh phúc, bạn sẽ cảm thấy đỡ bị stress hơn! Nếu bạn chưa có cây cảnh văn phòng nào, hãy ra cửa hàng và chọn cho mình một loại cây may mắn mà bạn muốn!
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Làm gì để có một cây cảnh đẹp?

Cây cảnh - Bonsai là một hình thức nghệ thuật sống, một hình thức nghệ thuật đang và sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi cây cảnh là một tác phẩm nghệ thuật chân chính, nó có linh hồn và những ý nghĩa biểu tượng riêng. Làm gì để cây cảnh đẹp hơn? Dưới đây là một số gợi ý trong cách trang trí, chăm sóc cây cảnh để cây cảnh của bạn thêm đẹp!

cách có cây cảnh đẹp


Cây cảnh là cây trồng trong chậu hoặc cây bụi đã được cắt tỉa và đào tạo, thông thường các cây cảnh không quá cao và cồng kềnh nên dễ dàng sử dụng để đặt trong vườn, xung quanh nhà, trên bàn làm việc hoặc góc phòng . Mặc dù ngay khi còn nhỏ, cây cảnh đã được các nghệ sĩ chọn lựa kĩ và chăm sóc tốt để tạo được cho nó hình dáng đẹp. Việc chăm sóc cây cảnh liên quan đến một số kĩ thuật dưới đây:

Lựa chọn hợp lí:

Về bản chất, các loại cây được trồng trong chậu và cắt tỉa đều có thể tạo thành cây cảnh. Các giống phổ biến nhất là cây thông, cây phong, có lá thay đổi màu sắc trong mùa thu, cây ra hoa, giống như anh đào và mận, cây trái. Ở các nước khác Nhật Bản, các giống phải phù hợp với khí hậu địa phương. Cây có thể phát triển cao tầm một mét hoặc nhỏ gọn bằng lòng bàn tay của một người.

Cây cảnh ở mỗi chủng loại có hình dạng tương đương nhau nhưng mỗi cây có một cá tính riêng. Người tạo cây cảnh phải để cây cảnh thể hiện cá tính của mình một cách tự do và giúp nó đạt được hình dáng đẹp nhất.

Cũng như việc chọn quần áo, khi lựa chọn cây cảnh chúng ta nên chú ý lựa chọn cây phù hợp về kích thước, hình dạng và màu sắc với không gian đặt cũng như mục đích mua. Điều này cũng tạo điều kiện chăm sóc và cây cảnh được đẹp hơn!

Trong quá trình chăm sóc cây, bạn thường xuyên cần uốn cong các chi nhánh của cây hoặc cắt tỉa chúng thường xuyên. Điều này là cần thiết để cây không chỉ khỏe mạnh mà còn duy trì được vẻ đẹp của mình.

Cắt tỉa

Dùng kéo và các công cụ khác để điều chỉnh hình dáng của cây. Một cây cảnh nhỏ được cắt tỉa nhiều lần và phải chăm sóc cẩn thận kể từ hình dạng ban đầu của nó cho đến khi nó có một dáng đẹp. Khi cây lớn hơn một chút, các chi nhánh của cây cũng cần được cắt tỉa để tạo sự cân bằng tốt hơn, điều này cũng tùy vào từng cây để xác định hướng, mật độ và các chiều dài chi nhánh cần cắt. Một cây cảnh gần như được chăm sóc hoàn toàn bằng cách cắt tỉa cành lá để duy trì và tăng cường vẻ đẹp của nó!

Bonsai là một thực thể sống và kích thước nó sẽ rất lớn nếu chúng ta không chú ý chăm sóc chúng thường xuyên. Cắt tỉa cây giúp chăm sóc và kiểm soát kích thước của chúng, đây là một kĩ thuật để khai thác tính phát triển tự nhiên của thực vật nhằm tạo cho chúng có hình dáng vừa mắt nhất!

Sau khi cắt tỉa cây cảnh bạn nên để cho cây nhận được lượng ánh sáng mặt trời, lượng nước và không khí phù hợp để cây phát triển!

làm một cây cảnh đẹp

Uốn cây bằng hệ thống dây:

Liên quan đến hệ thống dây uốn vào thân cây và các cành lá để uốn các đường cong ở mức hợp lí! Các dây bằng nhôm và đồng thường được sử dụng để uốn cây, tùy vào mỗi loại cây mà bạn sử dụng các loại dây có độ dày và độ cứng khác nhau. Dây được cuốn bắt đầu từ thân cây cho đến các chi nhánh, đôi khi chỉ là những bộ phận nhỏ của cây cần được thay đổi.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý phải điều chỉnh dây kịp thời khi dây có xu hướng ăn vào các chi nhánh làm tổn thương chúng. Khi các dây chưa uốn được cây, bạn có thể gỡ nó ra và tạo lại một hệ thống dây khác.

Các dây được sử dụng để tạo hình dáng cá tính cho mỗi cây và nếu như bạn cảm thấy một chút lo sợ khi quấn lên người chúng những sợi dây cứng như vậy thì đừng sợ vì điều này là tất yếu nếu bạn muốn uốn cây cảnh tốt! Dây là một cách để giúp cây cảnh có vẻ đẹp tốt hơn!

Thay đất trong chậu cây cảnh:

Chìa khóa để một cây cảnh khỏe mạnh là giữ cho gốc cây tốt, điều này đòi hỏi phải thay đất chậu cây thường xuyên để đảm bảo được quá trình rễ cây mọc được cắt tỉa và cây được trồng lại trong đất mới. Trước hết, cây cảnh cần đưa ra khỏi chậu một cách cẩn thận, dùng kéo cắt khoảng 1/3 độ dài của chúng. Khi trồng lại cây, bạn phải cẩn thận dùng đất mới lấp rễ không để lại bất kì lỗ hổng không khí nào trong đất. Việc lựa chọn hình dáng và màu sắc chậu cảnh cũng cần phải phù hợp vì một chậu cảnh đẹp sẽ giúp cây cảnh của bạn đẹp mắt hơn!

Sự phát triển của cây cảnh phụ thuộc phần nhiều vào độ dinh dưỡng trong đất, đừng quên bón phân cho cây trồng thường xuyên. Khi chậu cây trở nên đầy rễ sẽ khiến cây chậm phát triển và còi cọc hơn do một phần ngăn cản quá trình hấp thụ nước và không khí trong đất. Thay đất trong chậu cây cảnh theo định kì giúp tăng tuổi thọ cho cây!

Trên đây là những gợi ý khi bạn muốn tìm kiếm hay duy trì cho mình một cây cảnh đẹp! Ngay từ đầu hãy xác định mục đích, điều kiện căn phòng và tính thích nghi của cây để tìm cho mình được một cây cảnh phù hợp. Sau đó, trong quá trình chăm sóc cây cảnh, đừng quên cắt tỉa, uốn cây và thay đất trong chậu thường xuyên để có thể duy trì một cây cảnh đẹp!
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Ý nghĩa và cách trồng cây lan ý

Bên cạnh nhu cầu về công việc với thu nhập ổn định, con người còn có nhu cầu về môi trường sống rất cao. Ai cũng muốn được làm việc và sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, hiện đại, không bị ô nhiễm. Tuy nhiên điều đó sẽ khó được thực hiện tại những thành phố lớn, nơi mà tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng về ô nhiễm ngày một cao. Chính vì vậy cây cảnh trong nhà đã được đề xuất lên như một giải pháp điều hoà không khí và làm gia tăng sự hài lòng của con người về cuộc sống. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn vài nét về cây lan ý và cách trồng, chăm sóc loài cây đặc biệt này.


trồng cây lan ý


Vài nét về cây lan ý

Lan ý là loại cây mọc ở xứ nóng, tức là khu vực nhiệt đới và cân nhiệt đới. Lan ý có tên khoa học là Spathiphyllum wallisii. Loài cây cảnh này còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trăgs muốt rất đẹp. Tên tiếng Anh của lan ý là Peace Lily, loài cây này nằm trong một chi của khoảng 40 loài thực vật lá mầm có hoa thuộc họ Araceae, lan ý có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới của châu Mỹ và Đông Nam Á.

Lan ý là loài hoa thân cỏ nhỏ, mộc thành bụi với nhiều cây sát cạnh nhau, lan ý có tuổi thọ khá lâu đời, chúng sở hữu những chiếc lá lớn tính từ cuống lá phải dài tới 12-65 cm và rộng 3-25 cm. lá cây mọc bắt đầu từ mặt đất, hình lá dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, lá có xu hướng rủ xuống gốc. Màu lá xanh thẫm, bóng và khá dày, trên mặt lá nổi lên những vết gân màu xanh nhạt hơn. Nhiều người lầm tưởng hoa của lan ý là phần mo bao quanh một cái nhị nhưng thực chất, hoa của lan ý chính là cái nhị đó, hoa nhỏ mọc thành cụm hình trụ cong màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, bên ngoài được bao quanh  bởi mo lá hình gần giống trái tim, thường có màu trắng muốt hoặc pha lẫn chút xanh nhạt.


Lan ý là loài cây có thể sống tốt ở môi trường thiếu ánh sáng, nhưng nếu trồng trong nhà thì nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tốt như cửa sổ hay cửa ra vào để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây không có nhu cầu về nước tưới nhiều mà chỉ ở mức bình thường, tức là có thể tưới 2 ngày 1 lần và không quá đẫm, lan ý ưa khí hậu ẩm và nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh hay quá nóng. Lan ý nằm trong tập hợp số ít những loài cây có tác dụng hấp thụ những chất độc có hại lơ lửng trong không khí sinh ra từ việc đốt cháy không hết những năng lượng hoá thạch và chất hữu cơ, bao gồm benzen , formaldehyde và các chất gây ô nhiễm khác.


Lan ý lúc nở hoa đem đến cho con người cảm nhận về một vẻ đẹp quý phái và trang nhã. Lá cây xanh mướt chen giữa là những bông hoa trắng muốt gợi lên sự thanh cao và trong trắng. Trong môi trường sống con người luôn phải đối mặt với những tia bức xạ mặt trời, những tia hồng ngoại hay sóng điện từ xuất phát từ những thiết bị điện tử trong nhà. Tất cả những tác nhân có hại đó khiến cơ thể con người bị ảnh hưởng và thậm chí có khả năng gây nên hiện tượng ung thư da và biến đổi một số đặc tính hữu cơ của cơ thể. Lan ý là một trong số rất ít những loại cây cảnh có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các tia tử ngoại và sóng điện từ có hại cho cơ thể. Theo các nghiên cứu về lan ý của các nhà khoa học Mỹ, khi đặt lan ý trong nhà chúng sẽ giúp cân bằng các nguồn sóng trong không gian phòng như những tia điện từ sinh ra từ tivi, đài, máy tính, đồng hồ, lò vi sóng, tủ lạnh.


Những gia đình có người bị mắc căn bệnh quái ác là ung thư phải trải qua điều trị bức xạ hay hóa trị liệu cũng nên đặt cây này trong phòng. Cây còn tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.


Đối với phong thuỷ, lan ý còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.



cây cảnh lan ý


Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan ý

Ánh sáng: chính vì đặc điểm là loài cây có thể sống trong môi trường thiếu sáng nên khi trồng lan ý không cần phải đặt chúng tại những nơi nhiều ánh sáng. Đặc biệt nếu trồng lan ý ngoài trời bạn nên làm mái che cho cây để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây khiến cây sinh trưởng và phát triển không tốt.

Đất trồng: Lan ý là loài cây thân bụi nhỏ ưa sống ở những nơi ẩm ướt và đất màu mỡ, vì thế khi muốn trồng lan ý làm cây cảnh trong nhà nên sử dụng những loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng nuôi cây cao. Đó có thể là hỗn hợp đất, lá mục, than bùn, phân hữu cơ, cát. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm vào hổn hợp đất trên vài viên đá nhỏ tăng sự thoát nước.


Nhiệt độ: cây là loài hoa ưa bóng mát và nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, chính vì vậy ở điều kiện ẩm ướt, cây lan ý sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 27 độ.


Tưới nước: lan ý không phải là loại cây ưa nước nên không cần tưới nước qá nhiều cho cây, tuy nhiên cần pải duy trì độ ẩm cho đất và khi thấy đất trồng cây có vẻ khô thì hãy tưới nước cho cây, lý tưởng nhất là lần/tuần. Cũng như đa số những loài cây khác bạn nên tưới nhiều nước cho lan ý vào mùa hè, còn mùa đông thì nên tưới ít đi so với bình thường.


Sâu bệnh gây hại: Lan ý thường mắc phải một số loài sâu bệnh như bọ trĩ, rệp sáp, nhện ve. Ngoài ra nếu cây thừa dinh dưỡng hay thiếu nước cũng sẽ khiến xuất hiện những đốm nâu trên lá.


Nhân giống: lan ý là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây lan ý đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu lan ý hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống lan ý đúng vào lúc thay chậu, thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm.


Lan ý là loài cây cảnh trong nhà thích hợp trồng ở mọi không gian, lan ý có ý nghĩa rất to lớn đối với sức khoẻ con người. Vì thế khi trồng cần cân nhắc tới ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây rất đẹp này.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Cách trồng và chăm sóc cây cau vàng

Hình ảnh cây cau đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, từ câu chuyện sự tích trầu cau cho tới những thói quen truyền thống của người việt trong mỗi một đám cưới. Cây cau và quả cau đã đi vào tâm trí người Việt như một loài cây của miền thôn quê dân dã. Thế nhưng, ngày nay đã xuất hiện nhiều loài cau khác với hình dáng và kích thước nhỏ hơn và con người có thể đem làm cây cảnh trong nhà hay ngoại thất đều được cả. Hãy cùng tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây cau vàng nhé.

trồng cây cau vàng

Vài nét về cây cau vàng

Cây cau vàng (golden cane palm) còn được gọi là cau cọ, tre cọ, cau tre, tên tiếng anh là dypsis lutescens tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens thuộc chi Dypsis, cau vàng là một trong những thành viên thuộc loài Arecaceae, là loài thực vật có hoa, một lá mầm. Cau vàng được trồng và chăm sóc rộng rãi để trang trí thêm cho cảnh quan trong nhà hay ngoài trời của bạn.
Mỗi một cây cau vàng khi đạt tới mức phát triển bình thường có thể cao từ 3 đến 6 mét. Lá cây thuộc loại lá kép, có khoảng từ 20 đến 50 cặp lá đối xứng mọc trên một tàu lá. Cau vàng có dáng cây rất thanh lịch, phần ngọn của cây được bao phủ bởi một lớp vỏ màu xanh và trắng, phần thân và gốc của cây chia làm nhiều đốt ngắn và có màu hơi ngả vàng, chính vì thế được gọi là cây cau vàng. Cau vàng ra hoa theo cụm, màu trắng sữa và thơm nhẹ. Quả cau vàng khi chín có kích thước bằng đầu ngón tay út người lớn, màu vàng cam và có vị hơi ngọt, chát. Quả cau vàng là nguồn thức ăn yêu thích của một số loài chim.
Cau vàng là một loài cây thân bụi, có tuổi thọ khá lâu và dễ trồng dễ chăm sóc. Cau vàng có một sức sống rất mãnh liệt trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trong những nghiên cứu của mình về khả năng hấp thụ các khí độc hại của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, các nhà khoa học đã kết luận, cau vàng cùng với một số loài cây cảnh trong nhà khác có tác dụng đặc biệt trong việc hấp thụ xylene và toluene có trong không khí. Đây là những chất có hại đối với cơ thể con người, vì thế khi trồng cau vàng trong nhà bạn có thể yên tâm với những chất độc hại đó sẽ không ảnh hưởng tới mình mà đã được cau vàng hấp thụ gần như toàn bộ.
Với một cây cau vàng có chiều cao khoảng 1,8 m, trong 24 giờ nó có thể thoát ra khoảng 1 lít nước giúp duy trì độ ẩm không khí. Chính vì khả năng làm tăng độ ẩm của không khí như vậy mà cau vàng cũng là một loài cây ưa nước, bạn có thể tưới cau hàng ngày để duy trì sự xanh tốt và phát triển của cây khi trồng trong chậu cảnh. Cau vàng khi được dùng làm cây cảnh trong nhà sẽ mang lại cho không gian sống của gia đình hay văn phòng làm việc của bạn một bầu không khí trong lành và mát mẻ, tạo nên cảm giác dễ chịu và thoải mái đối với trí não của bạn.

chăm sóc cây cau vàng


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cau vàng

Cau vàng là một loài cây cảnh trong nhà được trồng phổ biến ở Việt Nam, để biết rõ hơn và có kiến thức trong việc trồng và chăm sóc cây cau vàng, hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây của những chuyên gia cây cảnh lâu năm.

Đất trồng: Đây là điều phải quan tâm đầu tiên khi muốn trồng bất kỳ một loại cây cảnh nào gắn với đất. Vì cau vàng thuộc loại rễ chùm và phát triển rất mạnh trong lòng đất nên bạn cần phải chuẩn bị một chậu cây to và có nhiều lỗ thoát nước bên dưới đáy chậu. Bạn chuẩn bị để trồng cây với đất trồng, phân hữu cơ và một ít than bùn. Sau đó trộn đều với nhau theo tỷ lệ 1:1:1. Sau một thời gian trồng cây trong chậu khoảng từ 2 đến 3 năm, lúc này cây đã phát triển lớn hơn và bạn nên thay cho cây một cái chậu mới và đất để đảm bảo cây phát triển tốt. Nếu sống trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, cau vàng dễ bị vàng và héo lá.
 
Ánh sáng: Cau vàng là một loài cây ưa ánh sáng, nhưng cũng có thể sống tốt với việc thiếu sáng. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất bạn nên để cây dưới ánh sáng như gần cửa chính hay cửa sổ.

Nhiệt độ: Cây cau vàng ưa sống ở những nơi có khí hậu ấm áp, không quá lạnh và nóng. Nhiệt độ thích hợp cho cây vào khoảng 30 độ, cây cũng có thể sống một thời gian ở nhiệt độ -2 độ nhưng sẽ dễ chết vì lạnh. Nếu phòng bạn thường xuyên sử dụng điều hoà nhiệt độ thì không nên trồng cau vàng trong phòng.

Nước và độ ẩm: Chính vì khả năng thoát ẩm vào không khí làm con người cảm thấy tươi mát nên cau vàng cần tưới nước thường xuyên để không bị thiếu hụt lượng nước. Không nên để cây sống trong đất quá ướt hoặc quá khô. Bạn có thể dùng đá cuội xếp bên dưới chậu cây và đổ nước vào đó sao cho mực nước thấp hơn các lỗ thoát nước của cây để giữ ẩm cho cây và để ngăn cản sự bay hơi nước.


Sâu bệnh gây hại: Bạn nên bón chất mùn, phân hữu cơ bổ sung dưỡng chất cho cây khi cây có hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng do hàm lượng các chất Fe, Zn, Mg trong đất thiều hụt dẫn đến hiện tượng vàng lá, cây sẽ kém phát triển.
Khi cau vàng bị nấm bệnh: Chính vì cau vàng sống và phát triển trong điều kiện không khí ẩm và nhiệt độ trung bình nên đây cũng là một môi trường vô cùng lý tưởng cho các loại nấm bệnh phát triển và lây nhiễm cho cây gây nên hiện tượng  tổn thương trên thân hoặc lá, xuất hiện nhiều vét màu nâu đỏ hoặc đen. Khi cây bị nấm xâm hại, bạn nên ngừng việc tưới cây lại và đem cây ra ngoài ánh nắng đồng thời phun thuốc diệt nấm để cải thiện sức khoẻ cho cây cau vàng.
Côn trùng phá hoại: Bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại như cào cào, ve, nhện… vì những loài này rất thích xâm nhập và phá hoại cây cau vàng
Ngoài ra cau vàng còn dễ mắc bệnh lethal yellowing: một loại bệnh thường thấy ở các loài dừa, cau và cọ. Lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và rũ rượi khi cây mắc bệnh này, Bắt đầu từ những lá già sau đó dần dần lan đến những lá non trên ngọn. Cuống hoa bị bôi đen… Sau một thời gian, cây có thể sẽ chết. Nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn phytoplasma. Tình trạng này có thể kiểm soát bằng thuốc kháng sinh.
TAGS: Cưa Cắt CànhBộ Ống Làm Vườn AsakiKéo Tỉa Cây,...